Xây dựng mô hình điểm phổ biến, giáo dục pháp luật về chính sách bảo hiểm cho đối tượng đặc thù
Thời gian tới, cần xây dựng và tổ chức mô hình điểm phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tập trung cho một số đối tượng đặc thù, tiềm năng góp phần vào công tác phát triển đối tượng tham gia.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội quận Long Biên, Hà Nội giới thiệu chính sách với người lao động. (Ảnh: NGÂN ANH)
Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch số 947/KH-BHXH về hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong năm 2024.
Theo đó, việc ban hành Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác tham gia xây dựng chính sách, tổ chức thi hành pháp luật.
Phát huy vai trò của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và từng thành viên Hội đồng trong chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo phương châm hướng về cơ sở, góp phần xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng và từng thành viên Hội đồng, Tổ Giúp việc của Hội đồng trong tham mưu, tư vấn triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đổi mới hoạt động của Hội đồng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số với lộ trình phù hợp.
Nội dung hoạt động của Kế hoạch tập trung vào 8 chủ đề chính.
Một là, triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin giữa đơn vị thường trực Hội đồng với các thành viên Hội đồng; tham mưu các giải pháp cho Hội đồng chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn ngành.
Hai là, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 318/KH-BHXH ngày 2/2/2024 về phổ biến, giáo dục pháp luật ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2024.
Ba là, hướng dẫn nội dung trọng tâm phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung triển khai phổ biến các luật mới được thông qua trong năm 2023, 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các vấn đề xã hội quan tâm, cần định hướng dư luận xã hội.
Cụ thể như: phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; chính sách cải cách tiền lương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; công tác cải cách hành chính…
Bốn là, xây dựng và tổ chức mô hình điểm phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tập trung cho một số đối tượng đặc thù, tiềm năng góp phần vào công tác phát triển đối tượng tham gia.
Năm là, chỉ đạo tổ chức triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11.
Sáu là, chỉ đạo việc rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố kiện toàn báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật.
Bảy là, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường ứng dụng mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tám là, củng cố, kiện toàn thành viên Hội đồng đáp ứng yêu cầu hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới.
Tại Kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao tổ giúp việc có trách nhiệm tham mưu, giúp việc các thành viên Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ trên; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi đơn vị phụ trách.
Các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm về kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực liên quan của đơn vị mình phụ trách. Đồng thời, giao Vụ Pháp chế - đơn vị thường trực Hội đồng làm đầu mối giúp Hội đồng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này và báo cáo Hội đồng kết quả thực hiện.
Trong năm 2023, công tác truyền thông chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế luôn được ưu tiên tập trung các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành liên quan; tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để đẩy mạnh trên toàn quốc.
Từ đó, đã đạt được một số kết quả khả quan. Thí dụ như, thông qua công tác phối hợp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với các bộ, ngành đã: Kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho người dân, người lao động, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần tạo sự đồng thuận của nhân dân về chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Kịp thời nắm bắt được nhiều điểm bất hợp lý trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do người lao động, người dân phản ánh, giúp cho các cơ quan quản lý, cơ quan ban hành chính sách tìm ra những giải pháp hữu hiệu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách; góp phần hiệu quả để các địa phương, các ngành, chủ sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về
Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp một số đơn vị bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội tổ chức khoảng 70 hội nghị truyền thông, tư vấn, đối thoại, tập huấn, hội thảo,... tại 45 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Qua đó, thu hút hơn 14.000 lượt người tham dự.
Các sản phẩm truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tiếp tục được thực hiện với sự đổi mới, đầu tư về nội dung và hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng theo các yêu cầu tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội”; góp phần lan tỏa sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân.
Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp đã tạo sự thống nhất toàn diện từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Đó là sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, như các tỉnh, thành phố đưa chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thống nhất trong xây dựng, hoàn thiện thể chế.
Theo nhandan.vn
Tin tức khác
- Đấu tranh, ngăn chặn "nguồn cầu" về ma túy trong những ngày cao điểm
- Xử lý 60 trường hợp vi phạm Luật ATGT trên địa bàn thành phố Uông Bí tuần vừa qua
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa 1 và lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho thanh niên nhập ngũ năm 2025
- Hội nghị lần thứ 8 BCH LĐLĐ Thành phố khóa XVIII nhiệm kỳ 2023 - 2028 (hội nghị mở rộng)
- Đại hội Chi bộ Quân sự phường Phương Nam, nhiệm kỳ 2025-2027
- Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025
- Khắc ghi hình bóng của Người
- Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Uông Bí lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030
- Cảnh giác tội phạm sử dụng công nghệ cao cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, gửi tin nhắn tống tiền
- Trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần từ 1/7/2025
- Phạt đến 100 triệu, tịch thu phương tiện đua xe trái phép
- Đại hội Chi bộ khu phố 11, phường Quang Trung, nhiệm kỳ 2025-2027