Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên cơ quan:  Ủy ban kiểm tra Thành ủy
Địa chỉ         : Thanh Sơn - Uông Bí - Quảng Ninh 
Fax               : 0203.3.660551 

II. Tổ chức bộ máy

http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/txuongbi/PublishingImages/B%E1%BB%99%20m%C3%A1y%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c/022%20copy.jpg

- Đồng chí: Nguyễn Trung Hải

Chức vụ: Uỷ viên BTV Thành uỷ; Chủ nhiệm UBKT Thành ủy, Thủ Trưởng Cơ quan UBKT Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế; Cử nhân Luật kinh tế; Thạc sỹ quản lý kinh tế

- Trình độ LLCT: Cao cấp

Điện thoại: 0912.144.445

- Email: nguyentrunghai@quangninh.gov.vn

 

- Đồng chí: Dương Trọng Kháng

- Chức vụ: Thành ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Thành ủy, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan UBKT Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật

- Trình độ LLCT: Cao cấp

- Điện thoại: 0203.3.567.893 

- Email: duongtrongkhang@quangninh.gov.vn

 

- Đồng chí: Nguyễn Thị Nhạn

- Chức vụ: Phó Chủ nhiệm UBKT Thành ủy

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật

- Trình độ LLCT: Cao cấp

- Điện thoại: 0986.225.268

- Email: nguyenthinhan_ub@quangninh.gov.vn

 

- Đồng chí: Phạm Đức Quảng

- Chức vụ: Ủy viên UBKT Thành ủy

- Trình độ chuyên môn: ĐH Quốc gia Hà Nội-Cử nhân ngành Luật học; Thạc sỹ Luật học

- Điện thoại: 0982087784

- Email: phamducquang@quangninh.gov.vn

 

- Đồng chí: Phạm Xuân Trường

- Chức vụ: Chuyên viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học Luật Kinh tế; Chấp hành viên sơ cấp

- Điện thoại: 0946.532.323

- Email: phamxuantruong@quangninh.gov.vn

 

 

* Phân công nhiệm vụ 

III. CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA THÀNH ỦY

Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra Thành ủy được thực hiện theo Quyết định số 25-QĐ/TU ngày 28/07/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XIX về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XIX (2015-2020), cụ thể như sau:

1. Chức năng, tổ chức của ủy ban kiểm tra Thành uỷ

a. Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng; tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành uỷ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng theo điều 30 Điều lệ Đảng khoá XI.

b. Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ khoá XIX do Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố bầu, được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định chuẩn y, có 7 Uỷ viên, gồm một số đồng chí trong Ban Chấp hành và một số đồng chí ngoài Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành uỷ được Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên ủy ban kiểm tra, các phó Chủ nhiệm được ủy viên ủy ban kiểm tra bầu trong số các ủy viên còn lại.

c. Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm là tập thể Thường trực của Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ. Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ phân công đồng chí Phó chủ nhiệm, Thành ủy viên là Phó chủ nhiệm thường trực.

d. Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ quyết định về tổ chức, bộ máy, biên chế, cán bộ của cơ quan Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh uỷ.

2. Nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ

a. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát hàng năm, hàng tháng của Ủy ban kiểm tra theo chủ trương, phương hướng lãnh đạo của cấp uỷ và quyết định các vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong đảng đối với các đối tượng được phân công, phân cấp theo thẩm quyền; đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp uỷ về các quyết định của Uỷ ban kiểm tra.

b. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Bộ Chính trị, Hướng dẫn của UBKT Trung ương và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố và quy chế này:

- Kiểm tra đảng viên kể cả cấp uỷ viên cùng cấp, khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ diện Thành uỷ quản lý và tổ chức Đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức lối sống theo quy định của Ban chấp hành Trung ương.

- Giải quyết đơn thư tố cáo với tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý theo quy định. Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ không xem xét, giải quyết những đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có tài liệu, chứng cứ mới. Những đơn tố cáo giấu tên, mạo tên có chứng cứ, nội dung cụ thể thì chuyển sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm.

Thông qua giải quyết tố cáo, bảo vệ những tổ chức, cá nhân làm đúng, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có sai phạm; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm minh những trường họp trù dập, trả thù người tố cáo, những trường hợp tố cáo mang tính cá nhân có dụng ý xấu.

- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật trong đảng, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền.

- Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của Văn phòng Thành uỷ.

3. Quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ

a. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp uỷ cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Uỷ ban kiểm tra Trung ương; chỉ đạo kiểm tra, giám sát và hướng dẫn Uỷ ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

b. Tham gia ý kiến với cấp uỷ, Uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cơ sở về việc chuẩn bị nhân sự Ủy ban kiểm tra. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng. Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban kiểm tra cơ sở sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng.

c. Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, UBKT Thành ủy có quyền yêu cầu tổ chức Đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầu các tổ chức Đảng có liên quan phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát.

d. Yêu cầu tổ chức Đảng cấp dưới xem xét lại Quyết định hoặc việc làm có dấu hiệu trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, vi phạm đạo đức, phẩm chất đảng viên, đồng thời báo cáo Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ.

e. Cử Uỷ viên, chuyên viên cơ quan Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ đến tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; dự các cuộc họp của cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ cơ sở bàn về công tác xây dựng Đảng; công tác kiểm tra, giám sát hoặc những công việc có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát.

4. Nhiệm vụ tham mưu giúp cấp uỷ

a. Chủ trì phối hợp với các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Thành uỷ giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành uỷ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổ chức các đoàn kiếm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng).

b. Tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành uỷ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng và những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc sinh hoạt Đảng, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên.

c. Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành uỷ.

d. Tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của Tỉnh uỷ, Thành uỷ về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật. Giám sát, đôn đốc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo khi được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ giao.

e. Tham gia ý kiến và kiến nghị với Ban Thường vụ Thành uỷ và các Ban xây dựng Đảng của Thành uỷ trong việc đánh giá, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý; Thẩm định nhân sự Uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cơ sở trực thuộc trước khi Ban Thường vụ Thành ủy ban hành quyết định chuẩn y.

f. Phối hợp với Ban Tổ chức, Văn phòng Thành uỷ và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Quy chế này.

III. NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA UỶ BAN KIỂM TRA THÀNH ỦY

1. Nguyên tắc làm việc

a. Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ làm việc dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ và sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ của ủy ban kiểm tra Tỉnh uỷ.

b. Các Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố có quyền chất vấn về hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ. Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ có trách nhiệm trả lời chất vấn của các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về hoạt động của ủy ban kiểm tra và các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm được giao.

c. Ủy ban kiểm tra Thành uỷ thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

d. Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, nếu tổ chức đảng và đảng viên thấy có vấn đề cần tham gia ý kiến thì phản ánh với Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ, không được gây khó khăn, trở ngại cho công tác kiểm tra, giám sát.

e. Khi báo cáo Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ và Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ phải báo cáo đầy đủ những ý kiến của tổ chức đảng và đảng viên về vấn đề liên quan, kể cả những ý kiến khác với ý kiến của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ, Ủy ban kiểm tra Thành uỷ để cơ quan cấp trên xem xét, quyết định.

f. Các kết luận, quyết định, thông báo của Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng phải được tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan chấp hành nghiêm túc. Trường hợp có ý kiến khác thì được quyền khiếu nại, báo cáo với Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ và Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ xem xét, giải quyết theo quy định của Điều lệ Đảng.

2. Chế độ làm việc và thông tin báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ

a. UBKT Thành uỷ được đề xuất với Ban Thường vụ Thành uỷ trưng dụng một số cán bộ ở các cơ quan, phòng, ban chức năng để tổ chức các cuộc kiểm tra khi cần thiết theo Quy chế phối hợp đã được ban hành. Yêu cầu các tổ chức cơ sở Đảng và cá nhân đảng viên báo cáo tình hình và cung cấp tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra, giám sát theo qui định.

b. Chế độ sinh hoạt mỗi quý họp 01 lần (không kể họp bất thường). Khi cần thiết được Thường trực Thành uỷ đồng ý thì được mở Hội nghị bất thường, hội nghị chuyên đề hoặc tập huấn nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở Đảng trực thuộc.

c. Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết:

- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và một năm, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong đảng với Thường trực, Ban Thường vụ Thành uỷ và Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ. Mỗi năm một lần báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; về hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ và ủy ban kiểm tra cơ sở. Cuối nhiệm kỳ, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tổng kết hoạt động công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và việc thực hiện Quy chế làm việc của Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ.

d. Khi có công việc khẩn trương đột xuất cần triển khai thuộc thẩm quyền chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy mà không kịp triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Thành uỷ, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ báo cáo Thường trực Thành uỷ giải quyết, sau đó báo cáo lại với Ban Thường vụ Thành uỷ vào kỳ họp gần nhất.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 19646 Tổng lượt truy cập 94707007