Uông Bí: Nỗ lực phát triển sản phẩm, hàng hoá phục vụ du lịch
Trung bình mỗi năm, Uông Bí đón trên 2 triệu lượt du khách; trong đó khách du lịch quốc tế đến với thành phố ngày càng nhiều hơn. Trên thực tế, ngoài việc tham quan các di tích lịch sử văn hoá, du khách đều muốn mua những món quà lưu niệm có ý nghĩa của Trung tâm Phật giáo,
Trung bình mỗi năm, Uông Bí đón trên 2 triệu lượt du khách; trong đó khách du lịch quốc tế đến với thành phố ngày càng nhiều hơn. Trên thực tế, ngoài việc tham quan các di tích lịch sử văn hoá, du khách đều muốn mua những món quà lưu niệm có ý nghĩa của Trung tâm Phật giáo, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng như các sản phẩm lưu niệm, hàng hoá đặc trưng của địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, Uông Bí đã xây dựng và tích cực phát triển hàng hoá, sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch.
Hiện Uông Bí có tương đối đủ chủng loại nhóm hàng hoá phục vụ khách du lịch, như: Thủ công mỹ nghệ; đồ uống; thảo dược; bánh, kẹo, mứt quả; thuỷ sản, nông sản và nhóm băng đĩa, xuất bản phẩm. Trong đó, một số sản phẩm thu hút được sự quan tâm, ưa thích của du khách có thể nhắc đến như tranh sơn mài, tượng Phật, huy hiệu Phật hoàng Trần Nhân Tông, khánh bằng đồ đồng… Tuy nhiên chất lượng hàng hoá, sản phẩm còn thấp, chủ yếu là hàng thông thường được sản xuất ở địa phương khác đưa đến. Sản phẩm thủ công, mỹ nghệ tuy nhiều nhưng kiểu dáng, kích cỡ cồng kềnh hoặc quá nặng nên chưa phù hợp làm quà tặng. Nhóm sản phẩm đồ uống còn nghèo, mẫu mã chưa đẹp. Nhóm hàng hoa, trái cây còn ít, chủ yếu theo mùa vụ…
Trước thực trạng trên, để góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp “không khói” của thành phố phát triển tương xứng với tiềm năng, tăng nhanh nguồn thu từ chi tiêu của khách du lịch, thời gian qua, Uông Bí đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển các sản phẩm, hàng hoá phục vụ du khách; trong đó, trọng tâm là kế hoạch phát triển hàng hoá, sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Theo đó, Uông Bí tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng về du lịch thông qua việc nghiên cứu thiết kế, sản xuất, kinh doanh hàng hoá, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch; xây dựng website, ấn phẩm giới thiệu, quảng bá rộng rãi về hàng hoá, sản phẩm lưu niệm của thành phố. Thành phố tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hàng hoá, hàng lưu niệm phục vụ du lịch; áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh theo quy định. Thực hiện tốt quy định bảo hộ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất; có biện pháp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm; bố trí các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các khu du lịch, các chợ, trung tâm thương mại của thành phố. Cùng với đó, thành phố đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tập trung đầu tư phát triển hàng hoá, sản phẩm lưu niệm tại khu du lịch Yên Tử làm đột phá. Đồng thời, lồng ghép phát triển hàng hoá, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch với các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, văn hoá xã hội.
Triển khai tích cực, có hiệu quả chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” cũng là một trong những giải pháp mấu chốt của Uông Bí trong việc phát triển sản phẩm, hàng hoá đặc thù phục vụ du lịch. Sau 2 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), thành phố đã xây dựng được 4 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược và dịch vụ. Nhóm thực phẩm có thanh long, vải chín sớm, nấm ăn các loại, dầu ép thực vật; nhóm đồ uống có nước mơ muối Yên Tử, sâm cau, ba kích; nhóm thảo dược: Tinh dầu trầu tiên Yên Tử, Cao Thiên Đông, dầu xoa bóp Long Thiên Huyết, nấm linh chi Yên Tử, nấm lim Yên Tử; nhóm dịch vụ: Lễ hội mai vàng Yên Tử, trung tâm trưng bày bán và giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh. Hiện các sản phẩm đã được bán trên thị trường và nhận được những tín hiệu tích cực. Trong đó, một số sản phẩm thu hút được sự chú ý của du khách đang được thành phố tích cực phát triển và nhân rộng như các sản phẩm từ mơ Yên Tử, vải chín sớm Phương Nam. Hiện vùng mơ nguyên liệu đạt 5,5ha, trồng tập trung tại khu vực ven đường vào Yên Tử tạo cảnh quan cho khu du lịch Yên Tử. Hay như sản phẩm vải chín sớm Phương Nam cũng đã được nhân rộng diện tích tại phường Phương Nam lên tới 315ha bằng phương pháp chiết cành từ các cây vải tổ; trồng bổ sung và thay thế cây già, cây chết.
Ông Nguyễn Công Hoà, Phó Phòng Văn hoá - Thông tin TP Uông Bí cho biết, Uông Bí đang tiếp tục tổ chức khảo sát, nghiên cứu nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi thường xuyên của du khách đối với từng mặt hàng lưu niệm để có biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện các sản phẩm. Đồng thời, thiết kế các sản phẩm mới, phát triển một số sản phẩm đang lưu hành phù hợp với du khách về giá cả, chất lượng, tiện lợi sử dụng.
Theo baoquangninh.com.vn
Tin tức khác
- Đại hội chi bộ quân sự phường Phương Đông nhiệm kỳ 2025-2027
- Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ
- Công an thành phố Uông Bí bắt giữ đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
- Công an Uông Bí khởi tố "Nữ đại lý" bán lẻ ma túy
- Đại hội Chi bộ Trường THCS Nguyễn Trãi nhiệm kỳ 2025-2027
- Trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
- Công an thành phố Uông Bí vận động thành công đối tượng truy nã quốc tế ra đầu thú
- Người điều khiển xe máy thực hiện hành vi vi phạm nào sẽ bị tịch thu phương tiện?
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Tập trung phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm
- Thực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dài
- Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm, làm việc tại Lào
- Phòng chống dịch bệnh đảm bảo sức khỏe nhân dân