Trọng tâm chuyển đổi số năm 2023: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới

Tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã trình bày những nội dung trọng tâm về Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dữ liệu số là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, các hoạt động trọng tâm của Ủy ban Quốc gia và Ban chỉ đạo chuyển đổi số trong năm 2023 sẽ là dữ liệu số, là năm phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới.

Cụ thể, 5 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Phát triển dữ liệu mở(2) Phát triển cơ sở dữ liệu(3) Phát triển các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; (4) Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) Nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.

Thứ trưởng nhấn mạnh từ khóa nền tảng số, vì để có dữ liệu và để dữ liệu có thể liên thông, kết nối liền mạch, đồng thời khai thác dữ liệu được dễ dàng thì cần phải có các nền tảng số được sử dụng thống nhất, xuyên suốt trong phạm vi quốc gia và trong phạm vi mỗi địa phương.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, cơ bản mỗi bộ, tỉnh có khoảng 32+1 nhiệm vụ trong năm 2023. Trong đó, có 8 nội dung về dữ liệu số, nội dung về chính phủ số, 5 nội dung về kinh tế số, nội dung về xã hội số và 4 nội dung về an toàn, an ninh mạng, đồng thời, mỗi bộ, mỗi tỉnh được giao thêm 1 nội dung đặc thù.

Năm 2023, tất cả bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch về dữ liệu mở

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, xếp hạng dữ liệu mở của Việt Nam năm 2022 đứng thứ 87/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2020, nhưng vẫn ở vị trí rất khiêm tốn, mục tiêu của chúng ta là tối thiểu phải lọt vào nhóm 70 nước dẫn đầu vào năm 2024, tức là năm 2023 phải tiếp tục nỗ lực vượt bậc gấp mấy lần nữa.

Nhiệm vụ năm 2023 là 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm tối thiểu 3 nội dung: (1) Danh mục dữ liệu mở, (2) Kế hoạch công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và (3) Mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương năm 2023 tiếp tục cung cấp hoặc cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch.

Trong tháng 3, Bộ TT&TT sẽ công bố Sổ tay hướng dẫn phát triển dữ liệu mở, khai giảng khóa tập huấn trực tuyến về dữ liệu mở. Tháng 4 sẽ là Tháng dữ liệu mở. Theo đó, trong tháng 4, đề nghị tất cả các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch về dữ liệu mở. Tốt nhất, trước tháng 8/2023, tất cả các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch. Các bộ, ngành, địa phương có thể tham khảo kết quả và cách làm dữ liệu mở của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/HM

Bộ TT&TT sẽ công bố phiên bản 1.0 bản đồ dữ liệu Việt Nam

Lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết, tháng 5/2023 sẽ là tháng cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Bộ TT&TT sẽ tổ chức các khóa tập huấn trực tuyến về phát triển cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Trong tháng 5, đề nghị tất cả các bộ ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục. Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT sẽ tổng hợp, công bố phiên bản 1.0 bản đồ dữ liệu Việt Nam.

Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước được phân thành 3 loại, gồm: (1) Cơ sở dữ liệu quốc gia; (2) Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương bao gồm: cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ; cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành; cơ sở dữ liệu dùng chung của địa phương; (3) Cơ sở dữ liệu khác trong nội bộ một hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.

Nhiệm vụ năm 2023 là 100% bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục.

Các bộ, ngành, địa phương có thể tham khảo kết quả và cách làm cơ sở dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm Xã hội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi bộ, ngành, địa phương cần xây dựng nền tảng phân tích dữ liệu

Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, hiện nay, mỗi bộ, ngành, địa phương có rất nhiều dữ liệu, nhưng lại không có dữ liệu, vì dữ liệu này nằm rải rác ở các phần mềm, phần cứng, hệ thống thông tin khác nhau, khi cần không kịp thời có ngay để sử dụng.

Nhiệm vụ năm 2023 là trên 50% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.

Trong tháng 4/2023, Bộ TT&TT sẽ ban hành văn bản hướng dẫn về mô hình kiến trúc, yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật và bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh. Tháng 6 là tháng phân tích, xử lý dữ liệu. Trong tháng 6, đề nghị tất cả các bộ ngành, địa phương công bố kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, trên cơ sở đó, hành động quyết liệt để thực hiện. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/HM

Quản trị và nhân lực dữ liệu là nhiệm vụ mang tính liên tục

Trong năm 2023 là 100% bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.

Trong quý I/2023, Bộ TT&TT sẽ ban hành văn bản hướng dẫn khung kế hoạch hành động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu. Tháng 7 sẽ là tháng quản trị dữ liệu. Trong tháng 7, đề nghị tất cả các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước công bố kế hoạch hành động nâng cao năng lực quản trị dữ liệu.

Bộ TT&TT đã triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà và sẽ tiếp tục cung cấp, cập nhật các khoá học trực tuyến về dữ liệu và kỹ năng số. Các bộ, ngành, địa phương có thể sử dụng Nền tảng trên để triển khai các hoạt động phổ cập, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng. Các bộ, ngành, địa phương có thể tham khảo kết quả và cách làm của Quảng Ninh, Bình Phước, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Kết nối, chia sẻ dữ liệu là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Nhiệm vụ năm 2023 là 100% bộ, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (NDXP/LGSP).

Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, đây là nhiệm vụ đã rõ về nội hàm và cách làm. Thời gian qua, dưới sự điều phối của Bộ TT&TT, các cơ quan nhà nước đã triển khai, có những kết quả đột phá. Tuy nhiên, các vấn đề mới sẽ liên tục phát sinh theo thực tiễn, vì Bộ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khi có vấn đề gì về kết nối, chia sẻ dữ liệu thì ngay lập tức phản ánh về Bộ TT&TT để cùng tìm giải pháp tháo gỡ. Năm 2023 nỗ lực đưa kết nối, chia sẻ dữ liệu trở thành một thói quen của cơ quan nhà nước.

Dịch vụ công trực tuyến

Nhiệm vụ năm 2023 trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến là trên 80% bộ, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%; trên 50% người dân trưởng thành có tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến...

Trên 30% bộ, ngành, địa phương có kế hoạch triển khai trợ lý ảo

Trợ lý ảo là một hình thức ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp công chức, viên chức nhà nước trong thực thi công vụ. Nhiệm vụ năm 2023 là trên 30% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức và phục vụ người dân.

Đây là một nội dung mới, các bộ, ngành, địa phương có thể tham khảo cách làm của Toà án Nhân dân tối cao với trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán hoặc của Bộ TT&TT với trợ lý ảo hỗ trợ về an toàn thông tin mạng.

Thay đổi phương thức giám sát

Giám sát trực tuyến là việc cơ quan quản lý kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập tự động dữ liệu theo quy định của pháp luật, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước. Giám sát trực tuyến là thay đổi phương thức giám sát từ trực tiếp, dựa trên báo cáo giấy là chính, sang giám sát trực tuyến, dựa trên dữ liệu sinh ra từ các hệ thống thông tin là chính.

Nhiệm vụ năm 2023 là trên 30% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập dữ liệu trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra trực tuyến

Kiểm tra trực tuyến là việc cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra đối tượng quản lý bằng hình thức trực tuyến thay vì trực tiếp.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra mục tiêu rất cao là đến năm 2025 thì 50% hoạt động kiểm tra cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đến nay, sau thời gian đại dịch COVID-19, thì hoạt động kiểm tra trực tuyến gần như không được thực hiện nữa.

Nhiệm vụ năm 2023 là trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện trực tuyến thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý, tuân thủ quy định của pháp luật.

Kinh tế số lấy phát triển doanh nghiệp số làm trung tâm

Năm 2023 là năm trọn vẹn đầu tiên thực thi Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số. Kinh tế số lấy phát triển doanh nghiệp số làm trung tâm, gồm doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nền tảng số và doanh nghiệp số trong các ngành, lĩnh vực

Nhiệm vụ năm 2023 là 100% bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thuộc phạm vi quản lý; 100% bộ, ngành, địa phương ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế thuộc phạm vi quản lý; tỷ trọng kinh tế số trong GDP trên 16%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8,5%.

Xã hội số lấy phát triển công dân số làm trung tâm

Xã hội số lấy phát triển công dân số làm trung tâm, gồm 8 thành phần cơ bản: (1) mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng, (2) mỗi người dân trưởng thành có một điện thoại thông minh, (3) một tài khoản định danh điện tử, (4) một chữ ký số cá nhân, (5) một tài khoản thanh toán số, (6) một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, (7) kỹ năng số cơ bản để sử dụng các dịch vụ số và (8) kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ, rủi ro trên môi trường số.

Nhiệm vụ năm 2023 là các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy 8 thành phần cơ bản của xã hội số càng quyết liệt càng tốt, đẩy các chỉ số càng lên cao càng tốt, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của địa phương mình.

An toàn hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước

Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Cả nước hiện nay có 3078 hệ thống thông tin, trong đó, mới chỉ 1846 (60%) hệ thống được xác định cấp độ an toàn, 201 (6,5%) hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn theo cấp độ.

Nhiệm vụ năm 2023 là trên 80% hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương được xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin, trên 30% hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn theo cấp độ.

Tín nhiệm mạng

Tín nhiệm mạng do Bộ TT&TT gắn vào một trang thông tin điện tử trực tuyến, nhằm xác nhận thông tin về chủ quản trang thông tin điện tử, xác nhận sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về an toàn thông tin mạng cho trang thông tin điện tử, từ đó, giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết, phân biệt mức độ tin cậy của các trang thông tin điện tử, hạn chế rủi ro.

Nhiệm vụ năm 2023 là 100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ số phổ biến trên mạng có thu thập dữ liệu cá nhân được đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng.

Nhân lực chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước

Đây tiếp tục là bài toán không thể giải quyết trong ngắn hạn, vì vậy Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục là giải pháp trước mắt để huy động nhân lực trong xã hội cùng tham gia ngay vào thúc đẩy chuyển đổi số.

Trong năm 202263/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 63.000 Tổ công nghệ số cộng đồng và trên 300.000 thành viên, trong đó 42/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã. Mỗi Tổ CNSCĐ có từ đến thành viên, trong đó Tổ trưởng các tổ dân phố, công an khu vực, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên (các chi đoàn, đoàn cơ sở) và doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng nòng cốt.

Ưu tiên phần mềm nguồn mở và thương mại phổ biến

Phần mềm mà cơ quan nhà nước sử dụng thì ưu tiên lựa chọn phần mềm thương mại phổ biến hoặc phần mềm nguồn mở phổ biến được cung cấp bởi doanh nghiệp công nghệ số chuyên nghiệp, hạn chế sử dụng phần mềm nội bộ may đo theo nhu cầu riêng; chỉ sử dụng phần mềm nội bộ may đo theo nhu cầu riêng khi không có phần mềm phổ biến đáp ứng được yêu cầu.

Bắt đầu từ năm 2023, Bộ TT&TT định kỳ hàng năm sẽ rà soát, cập nhật, ban hành danh mục phần mềm phổ biến đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước.

Ưu tiên thuê dịch vụ điện toán đám mây

Trung tâm dữ liệu, máy chủ mà cơ quan nhà nước sử dụng thì ưu tiên lựa chọn hình thức thuê dịch vụ điện toán đám mây đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước do Bộ TT&TT đã đánh giá, công bố. Bộ Công an hiện đang được giao chủ trì xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Vì vậy, việc thuê dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan nhà nước linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi các hệ thống về Trung tâm dữ liệu quốc gia sau này, tránh đầu tư lãng phí.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần chủ động

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần chủ động tư vấn, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của các cơ quan, tổ chức và người dân.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến nghiên cứu, phát triển làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.

Đây là vấn đề quan trọng quốc gia. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy chủ động phát hiện vấn đề, nêu ra vấn đề và đề xuất phương án giải quyết. Trường hợp cần thiết, đề xuất Uỷ ban Quốc gia tổ chức phiên họp chuyên đề để cho ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Liên quan đến mốt số ý kiến cho rằng, mục tiêu trong Kế hoạch hoạt động của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số đang đăt ra cao quá, trong khi chưa rõ về nhân lực, kinh phí thực hiện, Bộ TT&TT cho biết, đây là các mục tiêu đã được giao trong Nghị quyết Đảng, Chương trình, Chiến lược quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, không phát sinh mục tiêu mới. Nếu không quyết tâm thực thi, thì rất khó khả thi trong việc thay đổi thứ hạng quốc gia.

Chỉ tính trong khu vực Đông Nam Á, thì Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine đều đặt mục tiêu rất cao, đặc biệt là Indonesia. Song song với đặt mục tiêu cao, Bộ TT&TT luôn tìm tòi giải pháp, cách làm, phát hiện ra giải pháp, cách làm hay của các bộ, ngành, địa phương để từ đó nhân rộng. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động tìm tòi và chia sẻ giải pháp, cách làm hay của mình.

Hiện, Bộ TT&TT đã hoàn thành tiếp thu các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương đối với dự thảo Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Uỷ ban xem xét, phê duyệt.

Theo Hiền Minh/baochinhphu.vn

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 17244 Tổng lượt truy cập 94806134