Trà giảo cổ lam

Từ dược liệu quý, bài thuốc dân gian, giảo cổ lam đã được chế biến thành trà thảo dược dễ sử dụng cho người tiêu dùng. Đây là sản phẩm của Công ty TNHH Nam dược Y Võ (TP Uông Bí).

Từ lâu trong dân gian giảo cổ lam đã có tên trong các bài thuốc cổ truyền chữa trị nhiều bệnh. Theo lương y Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH Nam dược Y Võ, giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum. Đây là cây dạng thảo mộc, có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Từ xa xưa, giảo cổ lam đã được sử dụng như một vị thuốc tăng cường sức khỏe, trị tiểu đường, mỡ máu, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp, trị bệnh rất công hiệu.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều người không biết sử dụng đúng cách, dùng quá liều lượng, uống lúc đói gây say, bảo quản không tốt gây nhiễm khuẩn… Tất cả khiến thuốc không phát huy tác dụng mà còn gây tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Trà giảo cổ lam được chế biến, phơi sấy khô, thuận tiện trong sử dụng.

Về sau, loài cây quý này được phát hiện lần đầu tiên ở đỉnh núi Fansipan (Lào Cai) rồi được trồng ở Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La). Năm 2015, lương y Nguyễn Văn Mạnh đã tiến hành tìm kiếm nguồn thảo dược quý này thành các loại trà tiện dụng dễ dùng. Giảo cổ lam phân bố ở vùng có khí hậu mát, nhiều ẩm mà ban đầu chỉ có thể thu, hái được một lượng nguyên liệu rất nhỏ, mọc tự nhiên ở Hang Son (Uông Bí).

Để đảm bảo sản xuất, nguồn nguyên liệu được lương y Nguyễn Văn Mạnh tìm kiếm và thu mua ở Sa Pa (Lào Cai) - “quê hương” của loài thảo dược này và tuân thủ các quy chuẩn về chăm sóc, thu hái.

“Mặc dù giảo cổ lam có thể cho thu hoạch 3 - 4 đợt/năm và kéo dài vài năm nhưng để đạt chất lượng, dược tính cao nhất để chế biến thành trà cần chọn thời điểm thích hợp để thu hái.Là dạng thân thảo, giảo cổ lam sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, phát triển mạnh thân lá, bắt đầu tích tụ dược tính vào hè, tuy nhiên mưa nhiều sẽ làm giảm hoạt chất. Đầu mùa thu là lúc cây tích tụ, tập trung tốt nhất các hoạt chất, thu hái, chế biến trà là phù hợp nhất” - lương y Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ.

Vì thế, phần lớn nguyên liệu được Công ty TNHH Nam dược Y Võ thu mua, tập trung chế biến giai đoạn này. Cao điểm, Công ty có thể thu mua tới 8 - 10 tạ nguyên liệu để chế biến hoặc tích trữ. Tìm được nguồn nguyên liệu phù hợp, để có sản phẩm trà tốt cần tuân thủ quy trình chế biến chặt chẽ.

Theo đó, nguyên liệu đưa về được sơ chế loại bỏ tạp chất, rửa sạch, rồi thái nhỏ kích thước chừng 2 - 2,5cm rồi phơi phên từ 2- 3 nắng.“Nên phơi sấy tự nhiên trong ngày nắng to, nhiệt độ tầm 35 - 36 độ trở lên. Đặc biệt chọn ngày hanh, khô, gió bấc giúp thảo dược khô, ráo một cách tự nhiên mà vẫn giữ được màu là tốt nhất. Việc phơi khô, ráo giúp thảo dược bảo quản được lâu, không ẩm mốc” - lương y Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ.

Trà giảo cổ lam tiện dụng, có thể dùng hàng ngày thay nước uống.

Nếu không thể phơi tự nhiên cần sấy giảo cổ lam trong lò sấy ở nhiệt độ cao, chừng 80 độ C rồi mới đóng gói cẩn thận, tránh bị ẩm mốc. Trà giảo cổ lam tiện dụng, rất dễ dùng, có thể đun hoặc hãm với nước sôi già 100 độ trong chừng 5 phút là được, có thể dùng hàng ngày thay nước uống.

"Người dùng cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc bởi tự sắc thuốc uống dược tính, hiệu quả điều trị của thuốc không cao mà phải dựa trên nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất, liều dùng cụ thể. Thông thường để đạt hiệu quả, người dùng chỉ nên sử dụng 25 - 30g/ngày. Giảo cổ lam đặc biệt tốt với bệnh nhân mỡ máu, tiểu đường. Bệnh nhân nên dùng 1-2 tháng thì ngưng thuốc chừng 15 ngày mới tiếp tục uống tiếp; khi dùng cần kiêng đồ cay, nóng, bia, rượu; một số loại rau như rau muống, rau cải, giá đỗ… sẽ gây giảm tác dụng của thuốc" - lương y Nguyễn Văn Mạnh khuyên.

Theo Hà Phong/baoquangninh.com.vn

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 13370 Tổng lượt truy cập 91336408