Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội

Ngày 4-10, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến UBND tỉnh tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Phó Bí Thư Thành ủy phát biểu tại hội nghị.

Tại điểm cầu thành phố, tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hà, Phó Bí Thư Thành ủy; Đỗ Trường Sơn, Phó Chủ tịch HĐND thành phố; Phạm Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Đồng chí Phạm Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu tại hội nghị.

Từ năm 2002 đến nay, Ngân hàng CSXH Quảng Ninh thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được phủ rộng đến 186 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Tổng dư nợ tính đến ngày 30/9/2017 đạt 2.446 tỷ đồng với 72.757 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 2.276 tỷ đồng (gấp 14,4 lần) so với năm 2002. Chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao, đến nay, tỷ lệ nợ xấu tín dụng chính sách giảm xuống chỉ còn 0,23% (giảm 3,07% so với năm 2002).

Quảng Ninh cũng là một trong số ít các tỉnh, thành phố triển khai các tín dụng chính sách theo cơ chế đặc thù riêng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh như cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã, cho vay đối với hộ dân sinh sống lâu dài tại đảo Trần, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2... Trong 15 năm qua, các chương trình tín dụng chính sách đã hỗ trợ cho trên 57.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho hơn 146.000 lao động; trên 26.000 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn học tập... Tính đến nay, thành phố Uông Bí có 11 điểm giao dịch lưu động tại 11 xã, phường; 175 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, khu dân cư. Số dư tính đến ngày 30/6/2017 là 11.916 triệu đồng, bằng 105,9% kế hoạch.

Trong 15 năm, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã hỗ trợ hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống. Từ năm 2002 đến nay, đơn vị đã cho hơn 23.600 lượt khách hàng vay vốn phát triển kinh tế, thoát nghèo, cải thiện cuộc sống với số tiền trên 350 tỷ đồng; Hỗ trợ chi phí học tập cho hơn 2.490 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng và cải tạo trên 11.500 công trình nước sạch, nhà vệ sinh; xây dựng và sửa chữa 45 ngôi nhà cho hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 3.000 lao động.

Quang cảnh hội nghị.

Trong thời gian tới, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố tiếp tục tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hiệu quả các hợp đồng nhận ủy thác tín dụng; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm, vay vốn, các điểm giao dịch, chú trọng giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho Ban giảm nghèo, tổ chức Hội cấp xã, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, trưởng các thôn, khu; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo thuận lợi để người dân được tiếp cận vốn vay.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Phó Bí Thư Thành ủy trao bằng khen cho các tập thể có thành tích trong công tác thực hiện tín dụng chính sách 15 năm qua.

Nhân dịp này, UBND thành phố đã khen thưởng cho 10 tập thể, 20 các nhân có thành tích trong công tác thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố. 1 tập thể, 1 cá nhân cũng đã được nhận bằng khen của Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

UBND thành phố khen thưởng 10 tập thể có thành tích trong công tác thực hiện tín dụng chính sách.

 

Hồng Nhung

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 18559 Tổng lượt truy cập 94960640