Những lưu ý về thẻ căn cước được công an khuyến cáo
Để tránh việc bị tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân từ thẻ căn cước nhằm thực hiện các hành vi phạm tội, công an đã đưa ra các khuyến cáo tới người dân.
Cơ quan công an đưa ra nhiều khuyến cáo về việc tránh để bị đánh cắp thông tin trên thẻ căn cước. Ảnh: Quang Việt
Thẻ căn cước, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ tùy thân được tích hợp được nhiều thông tin của công dân, liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế... Đó có thể là "nguồn" để tội phạm công nghệ cao nhắm tới, đánh cắp thông tin, nhằm thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội.
Trước nguy cơ trên mà người dân có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân, cơ quan công an nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo.
Theo đó, người dân tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, cầm cố thẻ Căn cước/Căn cước công dân gắn chip điện tử cho các công ty cho vay hoạt động "tín dụng đen";
Tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ Căn cước/Căn cước công dân gắn chip lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng lưu ý tới người dân trong một số trường hợp.
Khi bị mất thẻ Căn cước, người dân phải trình báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc đến các điểm cấp thẻ nơi đăng ký thường trú, tạm trú để được hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ mới.
Đây là cơ sở để xác thực chủ sở hữu thẻ Căn cước trong thời gian bị mất không có liên quan đến các giao dịch dân sự phát sinh hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;
Khi bị các đối tượng xấu lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân thẻ Căn cước để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.
Trường hợp nghi ngờ, phát hiện số thẻ Căn cước của cá nhân được mở tài khoản ngân hàng... thì báo ngay cho bên ngân hàng khóa tài khoản vi phạm;
Trường hợp cá nhân phát hiện việc cho thuê thẻ Căn cước, Căn cước công dân thì cung cấp ngay sai phạm cho cơ quan Công an nơi gần nhất, cung cấp tài liệu có liên quan việc cho thuê, mượn thẻ Căn cước/Căn cước công dân để xử lý theo quy định.
Nếu biết đối tượng sử dụng thẻ Căn cước/Căn cước công dân của người khác để mở tài khoản và sử dụng vào các hoạt động trái pháp luật mà không tố giác thì có thể bị xử lý theo pháp luật tùy vào việc đối tượng vi phạm mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để có cơ sở xử lý.
Ngày 1.7 tới, Luật Căn cước có hiệu lực, theo đó công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; Thẻ Căn cước công dân gắn chip hết hạn sau ngày 1.7 thì phải đổi sang thẻ căn cước; Các loại chứng minh nhân dân sẽ có giá trị đến hết ngày 31.12.2024. Sau thời điểm này, người dân bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước. Ngoài ra, người dân có thẻ căn cước công dân gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ căn cước; công dân có thay đổi thông tin về nhân thân, thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính… |
Theo laodong.vn
Tin tức khác
- Đấu tranh, ngăn chặn "nguồn cầu" về ma túy trong những ngày cao điểm
- Xử lý 60 trường hợp vi phạm Luật ATGT trên địa bàn thành phố Uông Bí tuần vừa qua
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa 1 và lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho thanh niên nhập ngũ năm 2025
- Hội nghị lần thứ 8 BCH LĐLĐ Thành phố khóa XVIII nhiệm kỳ 2023 - 2028 (hội nghị mở rộng)
- Đại hội Chi bộ Quân sự phường Phương Nam, nhiệm kỳ 2025-2027
- Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025
- Khắc ghi hình bóng của Người
- Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Uông Bí lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030
- Cảnh giác tội phạm sử dụng công nghệ cao cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, gửi tin nhắn tống tiền
- Trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần từ 1/7/2025
- Phạt đến 100 triệu, tịch thu phương tiện đua xe trái phép
- Đại hội Chi bộ khu phố 11, phường Quang Trung, nhiệm kỳ 2025-2027