Nền tảng đại học số một xu hướng mới trong chuyển đổi số

Một xu thế chung cho sự tồn tại của vạn vật đó là không ngừng thay đổi và thích ứng. Đại học số phải chăng là một sự thay đổi và thích ứng của các mô hình đại học hiện nay.

Thực tế là các nguồn tài nguyên kỹ thuật số, thay đổi bối cảnh giáo dục và công nghệ, đang thay đổi cách dạy học truyền thống, từ việc lựa chọn giáo viên, thời gian làm chủ chương trình giáo dục và kết thúc bằng các hình thức và phương pháp hoạt động sư phạm. Các công nghệ mới (thiết bị và cảm biến “thông minh” điện tử, tài nguyên đám mây, v.v.) giúp chúng ta có thể nhìn nhận lại quy trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng hiệu quả giảng dạy. Có thể coi đại học số như một bước tiến hiển nhiên và hiệu quả cho sự đổi mới mà các trường đại học có thể triển khai trong xu thế chung của xã hội và thế giới.

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có nhiều trường đại học triển khai nền tảng đại học số, bản chất việc xây dựng đại học số sẽ yêu cầu cao hơn về sự phát triển cơ sở dữ liệu, quản lí và tương giác giữa trường với giáo viên, sinh viên. Hiện nay trên thế giới đã có một số trường đại học xây dựng nền tảng đại học số như: Đại học Cambridge là một điển hình triển khai nền tảng đại học số tại Vương quốc Anh cũng như Châu Âu. Nền tảng đại học số của trường đại học Cambridge cung cấp 4 tính năng chủ yếu cho sinh viên, đó là BlinkLearning, Cambridge One, Cambridge tại nhà và nền tảng giáo viên Cambridge.

Gần đây nhất, có thể kể đến nền tảng đại học số của trường Kerala. Kerala là Đại học Khoa học Kỹ thuật số, Đổi mới và Công nghệ hay còn được gọi là đại học kỹ thuật số Kerala (Digital University Kerala - DUK). Tiền thân của trường đại học số Kerala là Viện Quản lý và Công nghệ Thông tin Ấn Độ-Kerala (Indian Institute of Information Technology and Management-Kerala – (IIITM-K)), là một cơ sở giáo dục hàng đầu tự trị do Chính phủ Kerala thành lập vào năm 2000. Toàn bộ quy mô của trường được xây dựng, quản trị và giáo dục trên nền tảng đại học số Kerala, nơi có thể đón nhận sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và các học giả từ nhiều nơi trên thế giới trong các lĩnh vực như kỹ thuật dữ liệu, máy học, bảo mật dữ liệu, trí tuệ dữ liệu công nghệ blockchain, …

Tại Việt Nam, thực chất đã nhiều trường phát triển các cổng thông tin đào tạo E-Learning như đại học Văn Lang, đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tập trung chủ yếu vào vấn đề giảng dạy trực tuyến. Các mô hình nền tảng đại học số mới ở mức thí điểm, chưa có chủ trương cụ thể hay khung xây dựng phát triển.

Khung đề xuất phát triển cho đại học số

Với sứ mệnh của đại học số, nhà trường nên xóa bỏ khoảng cách với sinh viên và mở ra kênh định hướng, tư vấn số cho sinh viên. Việc tư vấn, định hướng có thể giúp xóa bỏ sự e ngại xấu hổ của sinh viên, đồng thời cũng mở ra mạng lưới trao đổi bình đẳng cho nhiều sinh viên hơn. Đại học số có thể đi kèm với các số liệu đánh giá thực của sinh viên để có các định hướng đúng, phù hợp và hiệu quả cho sinh viên. Bên cạnh đó, một vấn đề lớn khác đó là tài chính. Thực tế rằng để cải thiện chất lượng đào tạo, nhiều trường cũng tăng học phí cao hơn, đây là thách thức của nhiều sinh viên. Với sứ mệnh của đại học số, sinh viên cần tạo một kênh quản lí tài chính hiệu quả. Đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc muốn tự túc trong vấn đề học phí, nhà trường là cầu nối để sinh viên tiếp cận các đơn vị, ngân hàng cho vay uy tín.

Đại học số không chỉ là môi trường giảng dạy trực tiếp mà còn kết hợp cả dạy học trực tuyến nên giảng viên cũng khó tiếp cận sinh viên hơn, khó đánh giá khả năng học, hiểu của sinh viên, hiệu quả của bài giảng hơn. Với sứ mệnh của đại học số, một mạng lưới hay cộng đồng thông tin dạy học trực tuyến ra đời, không chỉ sinh viên được lựa chọn giảng viên mà giảng viên cũng có quyền biết và quản lí học sinh trong lớp của mình, giảng viên có thể truy cập cơ sở dữ liệu sinh viên ở mức phù hợp để lựa chọn phương thức giảng dạy, mức độ giảng dạy hiệu quả nhất. Đây không chỉ là sự kết nối giữa trường học và giảng viên mà còn là việc xây dựng kho tri thức chung cho quốc gia, nhân loại. Cả thư viện số và mạng lưới thông tin dạy học trực tuyến có thể được ứng dụng sang mảng nghiên cứu đối với giảng viên, giảng viên cũng có thể xây dựng, công bố các nghiên cứu, bài báo trên thư viện số.

Để đáp ứng sự phát triển của đại học số với giảng viên và sinh viên, cần thiết xây dựng một cơ sở hạ tầng là cơ sở dữ liệu, mạng internet trong khuôn viên trường. Cùng với đó là các kênh trao đổi trực tuyến như: kênh cố vấn sinh viên, kênh quản trị tài chính. Tất cả những điều này chỉ hoạt động tốt khi cơ sở dữ liệu được xây dựng để quản trị hệ thống tổng thể, đủ để kết xuất dữ liệu hiệu quả.

Qua đây có thể thấy nền tảng đại học số hiện nay, trên thế giới cũng mới và có rất ít trường đại học phát triển nền tảng đại học số riêng, cũng như ở Việt Nam thì chưa có mô hình nền tảng đại học số thành công. Tuy nhiên, đây là một trong 35 nền tảng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy trong Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số hay chương trình phát triển nền tảng số quốc gia tại quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022. Đồng thời việc phát triển nền tảng đại học số cũng đã được cụ thể hóa thành nhiệm vụ thí điểm mô hình đại học số tại một số trường đại học theo quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030".

Mong muốn thông qua bài viết này, Việt Nam sẽ có nhiều hơn mô hình hoạt động thành công trong việc triển khai nền tảng đại học số. Từ đó, là bàn đạp, nguồn động lực để thúc đẩy giáo dục Việt Nam, thúc đẩy nguồn nhân lực số cho Việt

Nguồn: Chuyển đổi số quốc gia

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 6951 Tổng lượt truy cập 94788233