Kế hoạch số 132-KH/Tu, ngày 01/4/2019 Thực hiện Kết luận số 394-KL/TU, ngày 18/3/2019 của BTV Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với tập thể BTV Thành ủy Uông Bí
KẾ HOẠCH SỐ 132-KH/TU, NGÀY 01/4/2019 THỰC HIỆN KẾT LUẬN
SỐ 394-KL/TU, NGÀY 18/3/2019 CỦA BTV TỈNH ỦY QUẢNG NINH
TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI TẬP THỂ BTV THÀNH ỦY UÔNG BÍ
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Cùng với việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 04/12/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 12/12/2018 của BCH Đảng bộ thành phố Uông Bí; việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 394-KL/TU, ngày 18/3/2019 của BTV Tỉnh ủy tại buổi làm việc với tập thể BTV Thành ủy Uông Bí, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình; thể hiện thái độ đồng thuận và quyết tâm cao hơn trong việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và chủ đề công tác của tỉnh và thành phố năm 2019.
2- Việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 394-KL/TU, ngày 18/3/2019 của BTV Tỉnh ủy phải được thực hiện tới chi bộ và từng cán bộ, đảng viên; xác định nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, đơn vị.
3- Phải tập trung khắc phục ngay những tồn tại hạn chế theo Kết luận số 394-KL/TU, ngày 18/3/2019 đã được BTV Tỉnh ủy chỉ ra: (1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong một số nội dung còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa có sự rà soát kỹ lưỡng, thận trọng; trong tổ chức thực hiện còn để phát sinh nhiều vấn đề, thiếu sự đồng thuận của người dân. (2) Phát triển du lịch, dịch vụ dưới mức tiềm năng (ngoài dịch vụ của công ty Tùng Lâm chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ khác hiệt, nổi trội, có sức hấp dẫn), doanh thu dịch vụ chưa cao, mức chi tiêu của khách du lịch còn thấp, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. (3) Công tác định hướng dư luận báo chí còn lúng túng. (4) Vẫn còn tình trạng đơn thư, khiếu kiện kéo dài, phức tạp liên quan đến giải phóng mặt bằng; việc thực hiện các chủ trương của tỉnh về dừng hoạt động các lò vôi thủ công, công tác quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, than trên địa bàn vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.
II- CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1- Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Nghị quyết Trung ương Trung ương 6,7,8 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về tổ chức bộ máy, về công tác cán bộ, về trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên và Chương trình số 21-CTr/TU của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 29-CTr/TU của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Trung ương. Trong đó tập trung triển khai một cách quyết liệt hơn các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
(1)- Triển khai các giải pháp thực hiện nghiêm chủ trương của Tỉnh về thống nhất quản lý biên chế của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở theo thẩm quyền. Hoàn thiện và thực hiện đảm bảo Đề án vị trí việc làm; chủ động điều chuyển biên chế giữa các khối, các cấp học trong ngành giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là bậc học mầm non; tổ chức triển khai ngay các dự án đầu tư xây dựng trường ngoài công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hợp nhất, cơ quan khối từ thành phố đến xã, phường; tiếp tục chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, tăng quyền tự chủ về tài chính và xem xét để tiếp tục thực hiện chủ trương nhất thể hóa Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường.
(2)- Thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của BCH Trung ương về việc nêu cao tinh thần trách nhiệm và cơ chế nêu gương của người đứng đầu. Duy trì chế độ tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy địa phương theo Quy định số 1l-QĐi/TW của Trung ương. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị theo chủ đề năm 2019: "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân”. Phát huy hiệu quả hoạt động của BCĐ 94 thành phố, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc nắm bắt, định hướng thông tin, dự luận xã hội và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
(3)- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của tỉnh về rà soát việc thực hiện kết luận sau kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; chỉ đạo quyết liệt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý trên các lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và trật tự đô thị.
(4)- Tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch, tích cực chuẩn bị nguồn nhân sự có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ cho Đại hội Đảng các cấp; đảm bảo cơ cấu nữ, độ tuổi, dân tộc, trình độ chuyên môn sâu và cán bộ trẻ; chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Mặt trận Tổ quốc thành phố, nhiệm kỳ 2019-2024.
(5)- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ các phòng, ban và cấp xã, phường thuộc thành phố.
(6)- Tiếp tục đổi mới cách ra Nghị quyết, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảm bảo bám sát thực tiễn, dân chủ, công khai, minh bạch; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chú trọng rà soát, đôn đốc, kiểm đếm kết quả, đánh giá đến cùng việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của thành phố, tránh hình thức. Tiếp tục triển khai năm dân vận chính quyền 2019; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị của nhân dân.
2- Về phát triển kinh tế
(1) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, phát huy tối đa nội lực từ con người, các giá trị văn hóa, lịch sử, đất đai, tài nguyên khoáng sản của thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững tạo sự bứt phá mạnh mẽ hơn.
- Chủ động nắm bắt các cơ hội phát triển, khai thác lợi thế các hạ tầng kỹ thuật đã và đang dần hoàn thiện để có phát triển đột phá, tạo chuỗi kết nối với các địa phương, các vùng lân cận nhất là với Quảng Yên, Đông Triều, Hạ Long. Tập trung nguồn lực, kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tăng tính kết nối vùng với Khu công nghiệp Amata (Quảng Yên). Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp, thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực, kinh nghiệm để phát huy hiệu quả sau đầu tư. Nghiên cứu tổng thể để có phương án đầu tư kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị bảo đảm đồng bộ (hạ tầng điện, nước, giao thông, viễn thông, cây xanh, vỉa hè...), nhằm phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững, mang bản sắc của vùng đất Uông Bí, trung tâm Phật giáo của cả nước. Triển khai thu hút các doanh nghiệp đầu tư một số khu đô thị đẹp, hiện đại, tạo điểm nhấn mới cho diện mạo thành phố. Các khu đô thị mới đảm bảo quy hoạch đồng bộ hệ thống cung cấp nước sạch, thu gom, xử lý có hiệu quả nước thải sinh hoạt độc lập, đảm bảo vệ sinh môi trường (xây dựng và triển khai quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố).
- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ tuyên truyền quảng bá về những cơ sở đào tạo trên địa bàn; tiếp tục rà soát, dành quỹ đất, định hướng quy hoạch các cơ sở đào tạo nhất là ký túc xá sinh viên; phát huy tối đa các lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn; xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện, môi trường sư phạm trong các cơ sở đào tạo; cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao để thu hút sinh viên để hướng tới mục tiêu xây dựng Uông Bí trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu vực. Tiếp tục tập trung công tác đào tạo nghề, xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch để đáp ứng sự phát triển trong thời gian tới; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu của thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ gắn với nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ và tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất, thường xuyên, không báo trước đối với Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố và bộ phận một cửa cấp xã, phường; tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; duy trì trong nhóm đứng đầu của Tỉnh về Chỉ số DDCI và cung cấp dịch vụ công. Triển khai thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh đảm bảo tính tổng thể, sát thực, hiệu quả phù hợp với nguồn lực của địa phương và nhu cầu của người dân.
(2) Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện chủ đề công tác năm 2019 về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ” theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TU của Thành ủy đã đề ra: Tập trung quy hoạch phát triển dịch vụ vùng đệm Yên Tử, báo cấp có thẩm quyền triển khai quy hoạch vùng lõi xã Thượng Yên Công phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng vườn thuốc nam của Thành phố; tiếp tục nâng cấp hạ tầng giao thông; kêu gọi đầu tư gắn với bảo tôn, tôn tạo và phát huy giá trị của Khu Di tích danh thắng Yên Tử góp phần xây dựng Uông Bí là trung tâm Phật giáo của cả nước và là một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh, kết nối với các trung tâm du lịch Hạ Long, Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô; du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh (Đông Triều, Quảng Yên); chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các tua, tuyến để thu hút khách du lịch đến Thành phố, tạo bước đột phá trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ trong đến năm 2020 nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế chính là dịch vụ - công nghiệp.
Rà soát đánh giá các mô hình phát triển dịch vụ, du lịch, có giải pháp, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa; đa dạng hóa, nâng cao sức hấp dẫn, chất lượng các sản phẩm để tăng mức chi tiêu và giữ chân du khách trên địa bàn.
(3) Tiếp tục nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới, triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của thành phố; chú trọng tiêu thụ sản phẩm gắn với các các kênh phân phối hiện đại (hội chợ, siêu thị); hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Thu hút nguồn lực phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường gắn với quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản, nhất là tài nguyên than, cát, vật liệu xây dựng và quản lý hoạt động xử lý xả thải của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
3- Về phát triển văn hóa - xã hội
- Tổ chức rà soát công tác quản lý thu phí tham quan di tích danh thắng Yên Tử, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Bắc Giang tiếp tục nghiên cứu cách thức triển khai thu phí để tạo thuận lợi cho du khách. Chú trọng công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo vệ nghiêm ngặt sự đa dạng sinh học của rừng Quốc gia Yên Tử.
- Tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo người thoát nghèo, cận nghèo không tái nghèo, ngày càng có cuộc sống tốt hơn về vật chất, tinh thần; thực hiện phát triển tổ chức sản xuất mà người dân là chủ thể, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ; quan tâm giải quyết việc làm bền vững, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các lò vôi thủ công sau chấm dứt hoạt động (còn độ tuổi).
- Chú trọng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật để thu lời bất chính; quản lý, giám sát chặt chẽ, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm truyền đạo trái phép trong các đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân. Thực hiện công khai các hoạt động tôn giáo của các cơ sở Tôn giáo trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo; công tác bảo vệ, chắm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân theo chương trình hành động số 33-CTr/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 20, Nghị quyết số 21-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (Khóa XII) về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.
4- Về công tác quản lý nhà nước
- Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu của Thành phố để có cơ sở quản lý, triển khai các dự án thành phần. Quản lý chặt chẽ các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch do thành phố phê duyệt. Thường xuyên rà soát công tác quản lý thu, chống thất thu ngân sách nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ; đầu tư nguồn lực ngân sách cho các dự án, công trình trọng điểm, động lực và chú trọng quản lý hiệu quả sau đầu tư.
- Quản lý chặt chẽ, phát hiện xử lý vi phạm kịp thời đối với những vi phạm trong khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than, đất, VLXD. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, nhất là tài nguyên than, đất rừng, đất bãi triều, đất nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý đất đai và xây dựng; chú trọng quản lý, ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển tài nguyên trái phép tại địa bàn giáp ranh Đông Triều, Hoành Bồ và tại khai trường của Công ty PT.Vietmindo. Triển khai thực hiện việc rà soát công tác giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, nhất là đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình thuộc thẩm quyền của UBND thành phố (đảm bảo hoàn thành dứt điểm trong quý II/2019).
- Triển khai quyết liệt, hoàn thành dứt điểm việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
- Hướng dẫn hoàn thành dứt điểm hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo; thường xuyên kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh kịp thời sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng trái phép của các cơ sở Tôn giáo.
- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ thành phố tới cơ sở trong công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết phản ánh kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Đổi mới và chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để định hướng truyền thông cũng như nắm bắt, giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng.
5- Về an ninh trật tự
- Chủ động công tác nắm bắt tình hình nhân dân, nhất là công nhân lao động ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI; thường xuyên giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động để hạn chế thấp nhất những tranh chấp lao động làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh, tiềm ấn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
- Chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh nông thôn, dân tộc; phát huy trách nhiệm, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở; tăng cường công tác đảm bảo an ninh tôn giáo.
- Tập trung giải quyết dứt điểm những tranh chấp, khiếu kiện liên quan khai thác tài nguyên, khoáng sản, nhất là tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Công ty PT. Vietminđo và Công ty Tân Việt Bắc; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở; kiên quyết không đế xảy ra điểm "nóng" về an ninh trật tự liên quan đến tôn giáo, các dự án FDI, khoáng sản, đất rừng, thủy sản, lò vôi thủ công...
TIN HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT
1. Thực hiện Quy định 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị: Uông Bí nghiêm túc, trách nhiệm
Là một thành phố đang đà phát triển, những năm qua, nhiều công trình, dự án lớn đã được triển khai trên địa bàn Uông Bí, kéo theo một khối lượng lớn diện tích đất phải thu hồi GPMB. Chính vì thế, số lượng đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai, chế độ chính sách tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 2018, thành phố đã tiếp 512 lượt người/367 vụ việc; các cơ quan hành chính của thành phố tiếp nhận 570 đơn/570 vụ việc. Phần lớn các nội dung kiến nghị, khiếu nại chủ yếu về đất đai, GPMB.
Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thành phố đã chủ động xây dựng và cụ thể hóa Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 30/3/2017 của UBND tỉnh “Về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới”. Đặc biệt, quán triệt thực hiện nghiêm túc Quy định 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị về “Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”; yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, phường, xã, phải tuân thủ quy định tiếp công dân ít nhất 2 ngày/tháng, đồng thời tăng cường tiếp, đối thoại với công dân ngay từ cơ sở. Thành phố đã ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phân công Ban Tiếp công dân thành phố chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và theo dõi, tổng hợp, bố trí địa điểm, điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết, thuận lợi cho người dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Tại các buổi tiếp công dân đều có sự tham gia của các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể nhằm đảm bảo trật tự, an toàn. Lịch tiếp công dân cũng được thông báo đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của thành phố, tại trụ sở các phường, xã để mọi người dân được biết.
Đồng chí Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của thành phố định kỳ. Ngoài ra, nếu trên địa bàn phát sinh các vụ việc khiếu nại phức tạp cần phải giải quyết, lãnh đạo thành phố sẽ đến tận nơi để đối thoại với người dân, kịp thời giải quyết vụ việc, không để xảy ra điểm nóng hay bức xúc kéo dài, nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tập trung sức lực, trí tuệ để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mở rộng kết nối hạ tầng
Uông Bí nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh, tiếp giáp thị xã Quảng Yên, Đông Triều và sở hữu kết nối vùng thuận tiện đi các tỉnh: Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định. Bởi thế, việc mở rộng kết nối hạ tầng đồng bộ là mục tiêu mà Uông Bí đang hướng tới nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để có được diện mạo thành phố như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, thành phố đã chủ động dùng vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng, tạo sự kết nối đồng bộ trong phát triển kinh tế. Có rất nhiều dự án đã mang lại hiệu quả cao như: Xây dựng khu hành chính mới phường Quang Trung với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng; cầu Trung Đoàn (12,9 tỷ đồng); chỉnh trang tuyến phố đường Quang Trung từ cầu sông Sinh đến cầu sông Uông (79,8 tỷ đồng); cầu Hai Thanh -phường Bắc Sơn; đường liên huyện Uông Bí - Hoành Bồ; đường giao thông liên phường Trưng Vương - Bắc Sơn, nâng cấp cải tạo Quốc lộ 18A đoạn Bắc Ninh - Uông Bí với chiều dài 51,6km... Đặc biệt, trong năm 2018, thành phố được UBND tỉnh thông qua dự án đầu tư tuyến đường Trần Hưng Đạo nối dài với tổng dự toán vốn hơn 400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Đây được đánh giá là quyết sách táo bạo bởi công trình không chỉ mang lại lợi ích kép là chuyển dịch đô thị về phía Nam theo đúng mục tiêu mà còn là tuyến đường tránh phía Nam (rộng 77m, nối Uông Bí với Đông Triều, Quảng Yên và thông với tuyến cao tốc), rút ngắn thời gian hành trình.
Cùng với hạ tầng giao thông, nhiều dự án hạ tầng đô thị đang được quy hoạch xây dựng, góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố trẻ, năng động. Có thể kể đến: Dự án khu dân cư cầu Lạc Trung tại phường Quang Trung với tổng mức đầu tư hơn 130 tỷ đồng; Khu đô thị mới cầu Sến tại hai phường Yên Thanh và Phương Đông với quy mô 21,4ha; Khu dân cư đô thị Sao Vàng tại phường Yên Thanh; Dự án khu biệt thự sông Uông tại phường Quang Trung. Đặc biệt Khu đô thị Uông Bí New City do Công ty CP Xây dựng và Thương mại Tân Thành làm chủ đầu tư có quy mô 27,5ha tại phường Yên Thanh, được đánh giá là một trong những dự án có tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng lớn nhất TP Uông Bí tính đến thời điểm hiện tại. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ kết nối với trung tâm thương mại Vincom+, tạo ra điểm nhấn không gian đô thị thành phố được hoàn chỉnh, khang trang, hiện đại hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở đô thị cho người dân.
Nổi bật trong Quy hoạch vùng lõi đô thị TP Uông Bí phải kể đến công trình Quảng trường 25/2 quy mô lên đến 50.847m2, khi đi vào hoạt động sẽ trở thành điểm du lịch đón trên 100.000 khách/năm; khu công viên giải trí Disneyland với quy mô 4,5ha bao gồm 05 khu liên hoàn vui chơi giải trí, góp phần đưa hạ tầng đô thị TP Uông Bí phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Bên cạnh các dự án đã hình thành và đưa vào sử dụng, hiện nay Uông Bí cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư như: Tập đoàn FLC nghiên cứu đầu tư Khu đô thị 188 (phường Yên Thanh); Công ty Itasco và Công ty Vi Sơn đã cam kết đầu tư các hạng mục liên quan đến trung tâm thương mại, đô thị tại địa bàn trung tâm của thành phố… Đặc biệt trong bối cảnh TP Uông Bí thu hút đầu tư trong các lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị, du lịch và thương mại cũng góp phần giúp các nhà đầu tư mạnh dạn nghiên cứu và yên tâm khi đầu tư tại đây. Hiện nay thành phố cũng đã làm việc với Công ty CP Phát triển Tùng Lâm về triển khai quy hoạch phát triển vùng đệm Yên Tử; tập trung đầu tư các điều kiện kết nối các điểm du lịch của thành phố với các địa phương bạn; nâng cấp hạ tầng giao thông, bổ sung điện chiếu sáng đường vào Yên Tử.
Năm 2019, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Uông Bí là 355 tỷ đồng để triển khai 25 dự án, hiện nay UBND tỉnh đã đồng ý cho thành phố khởi công 14 dự án. Trong đó, một số dự án về hạ tầng như: Hạ tầng khu đô thị Hang Hùm; hạ tầng đô thị khu 1, phường Trưng Vương; hạ tầng khu dân cư khu 4, phường Quang Trung; khu dân cư tổ 30, khu 8, phường Quang Trung...
Cùng với những bước chuyển mình rất ấn tượng của tỉnh, TP Uông Bí đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư với hạ tầng ngày càng phát triển đồng bộ.
3. Tổng kết, trao giải Hội thi kỹ năng, nghiệp vụ bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khu phố
Sau một ngày tranh tài hào hứng, sôi nổi, Hội thi kỹ năng, nghiệp vụ của bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khu phố thành phố Uông Bí lần thứ nhất đã thành công tốt đẹp.
Hội thi thu hút sự tham gia của 17 thí sinh, là bí thư, thôn - khu trưởng của 17 thôn, khu dân cư trên địa bàn thành phố. Đây đều là các đồng chí cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, đạt nhiều thành tích ở cơ sở. Trong đó, thí sinh cao tuổi nhất là 72 tuổi; thí sinh trẻ tuổi nhất 33 tuổi.
Phong phú về đề tài, chất lượng trong nội dung tại phần thi thuyết trình của thí sinh đã tạo nên điểm nhấn cho hội thi. 17 chuyên đề báo cáo thể hiện tâm huyết, trăn trở, trách nhiệm của các thí sinh trong lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, hoạt động, phong trào tại cơ sở.
Nhiều báo cáo thuyết trình đã đi sâu vào giải pháp thực hiện những vấn đề thời sự, cấp bách của chi bộ hiện nay. Các chuyên đề mang tính thực tiễn cao, là kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chỉ đạo, tổ chức phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới, tự quản tại thôn, khu dân cư. Quá trình thuyết trình, đa số thí sinh thể hiện tốt khả năng truyền đạt, trình bày lưu loát, rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu, có sức thuyết phục. Bên cạnh đó, thí sinh cũng đã có nhiều đầu tư, sáng tạo khi thiết kế video clip, các slide hình ảnh trình chiếu, minh họa sinh động, rõ nét cho chuyên đề trình bày.
Phần thi trắc nghiệm, các thí sinh hầu hết đều chọn đúng đáp án, cho thấy công tác chuẩn bị của thí sinh đảm bảo nghiêm túc, theo hướng dẫn của BTC.
Góp phần vào thành công của hội thi bên cạnh sự nghiêm túc, trách nhiệm, nỗ lực của các thí sinh phải kể đến quá trình điều hành, tổ chức thi khoa học, chặt chẽ của BTC; tinh thần làm việc khẩn trương, công tâm, khách quan, trung thực của BGK. Cùng với đó là sự hỗ trợ tích cực của Đảng bộ các xã, phường, chi bộ các thôn, khu dân cư. Công tác tuyên truyền, chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật và tinh thần cũng đã được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng.
Kết quả, BTC đã trao 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C và 02 giải khuyến khích cho các thí sinh có kết quả xuất sắc tại Hội thi; chọn 05 thí sinh xuất sắc nhất tham gia Hội thi cụm cấp tỉnh dự kiến được tổ chức vào tháng 5-2019.
4. Thành phố Uông Bí: 6 thôn, khu và 43 gia đình giữ vững danh hiệu văn hóa 3 năm liên tục
Trong 3 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn TP Uông Bí đã trở thành phong trào văn hoá lớn, có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, được tập trung triển khai sâu rộng với nhiều hình thức như: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, giao lưu, phát động các hội thi, hội diễn và nhân rộng các nhân tố điển hình..., từ đó đẩy mạnh hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bộ quy tắc ứng xử “Tự hào là công dân thành phố Uông Bí”.
Đặc biệt, phong trào đã đóng góp tích cực vào thực hiện thành công chủ đề công tác năm của thành phố, bao gồm chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Riêng năm 2018, người dân thành phố hiến trên 8.000m2 đất để xây dựng công trình công cộng; góp công, của hoàn thành 25 tuyến đường giao thông dân sinh với tổng chiều dài 11km. Người dân ra quân làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, trồng 20.010 cây hoa giấy, vẽ 2.042m2 tranh tường góp phần thay đổi cảnh quan diện mạo đô thị thành phố.
Thông qua các hoạt động của phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều gương “Người tốt - việc tốt”, gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa, góp phần củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể với nhân dân; đặc biệt nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức, lối sống cho mỗi cán bộ, công chức trong việc giải quyết các công việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân.
5. Thành phố Uông Bí: Động lực để bứt phá
Trong 3 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP Uông Bí phát sinh nhiều khó khăn, tuy nhiên với quyết tâm cao độ, cách làm sáng tạo, thành phố đã đạt được những kết quả phát triển KT-XH đáng mừng. Đây là nền tảng, động lực để Uông Bí vững tin bước vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu trong quý II.
Thành quả toàn diện
Để tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đầu năm, thành phố đã tập trung nhân lực, vật lực tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, bắn pháo hoa đón xuân; chỉnh trang, cải tạo các thắng cảnh, điểm, tour, tuyến du lịch, tạo không gian vui chơi, giải trí cho người dân. Trong những ngày đầu xuân, các điểm du lịch hồ Yên Trung, Lựng Xanh, chợ Cảnh, quảng trường 25/2… đã đón hàng chục vạn lượt khách.
Công tác tổ chức Lễ hội xuân Yên Tử tiếp tục được đánh giá nền nếp, văn minh. Trong 3 tháng, Uông Bí đón gần 700.000 lượt khách song không xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông; hoạt động dịch vụ được quản lý chặt chẽ, không có hiện tượng chèo kéo, bắt chẹt khách. Đặc biệt sự kiện Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử diễn ra vào đầu tháng 3 tiếp tục nhận được lời khen ngợi từ du khách. Nét mới của lễ hội là ngoài sự hoành tráng, chỉn chu trong khâu tổ chức; số lượng hoa anh đào, mai vàng Yên Tử lớn… còn là lần đầu tiên diễn ra hội nghị trao đổi về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ giữa TP Uông Bí và Nhật Bản. Qua đó Uông Bí tiếp cận được một số công nghệ hiện đại liên quan đến xử lý rác thải, bảo vệ môi trường - điều mà Uông Bí đang cần. Phía Nhật Bản cũng nắm được tiềm năng, thế mạnh du lịch của Uông Bí, từ đó thúc đẩy các mô hình xúc tiến đầu tư.
Công tác an ninh trật tự trên địa bàn 3 tháng đầu năm ổn định, giảm sâu các vụ án phức tạp (55%); tỷ lệ điều tra, phá án đạt cao, 91%.
Với quyết tâm "Không để ai bị bỏ lại phía sau", thành phố đã thực hiện hiệu quả công tác huy động, cấp phát quà tết và xây, sửa nhà ở cho các hộ chính sách; đào tạo nghề và tìm, tạo việc làm cho người lao động. Đời sống người dân đều ấm no, an sinh xã hội được đảm bảo.
Sản xuất khởi sắc
Nền kinh tế Uông Bí ghi nhận sự tăng trưởng khá ấn tượng của 02 ngành sản xuất lớn là than và điện, trong đó than đạt tổng sản lượng trên 2.000 tấn, tăng 6%; điện đạt tổng sản lượng 780 triệu KW, tăng 8,3%. Đây là cơ sở quan trọng để giá trị sản xuất CN-TTCN của thành phố tăng ở con số khá (13,2%), trong đó mức tăng trưởng của CN-TTCN địa phương đạt đến 14,5%.
Sản xuất nông nghiệp nói chung khá ổn định, mô hình nuôi gà ri vàng rơm được nhân đàn, bước đầu đưa vào chế biến để nâng cao giá trị. Riêng lĩnh vực chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên đã được khắc phục tốt. Hoạt động du lịch khởi sắc, toàn thành phố đón trên 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 90.000 lượt; doanh thu vé tham quan Yên Tử đạt 26 tỷ đồng. Tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt gần 1.300 tỷ đồng, tăng 18%; tổng mức luân chuyển hàng hóa đạt 3.450 tỷ đồng, tăng 20%. Từ các hoạt động sản xuất phát triển đã tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn lên 1.430 tỷ đồng, tăng 13,5%, đồng thời giúp TP Uông Bí thu ngân sách nhà nước đạt gần 800 tỷ đồng (bằng 27,7% dự toán tỉnh giao), thu ngân sách địa phương đạt gần 360 tỷ đồng (bằng 43% dự toán tỉnh giao).
Cùng với nhịp độ sản xuất sôi động, thành phố đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, rà soát dự án; công tác lập, duyệt và thực hiện quy hoạch, trong đó đặc biệt là các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy hoạch cấp đất nhỏ lẻ, xen cư… qua đó không chỉ đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án mà còn giúp tăng thu ngân sách. Thành phố cũng đã tập trung thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Cuối tháng 3, Uông Bí đã chính thức khởi động dự án phân loại rác từ nguồn, tổ chức đợt cao điểm ra quân dọn vệ sinh môi trường với 2.500 người và gần 50 xe, máy tham gia, xử lý bốc xúc, tiêu hủy 170m3 rác thải, bùn đất, phế liệu…
Đặc biệt trong 3 tháng, thành phố tập trung xử lý 03 vụ việc lớn, bao gồm: Dừng sản xuất vôi thủ công, đảm bảo trật tự an toàn trên khai trường Vietmindo và thắt chặt quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa Ba Vàng. Đến thời điểm này, 100% cơ sở sản xuất vôi thủ công (bao gồm 68 lò, 115 ống lò) đã được phá dỡ. Thành phố đã phê duyệt phương án hỗ trợ các chủ lò trên 10 tỷ đồng, trong đó giải ngân 5 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề, việc làm cho người lao động. Khai trường Vietmindo đã đảm bảo an toàn, trật tự. Hoạt động mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng đã được dẹp bỏ.
Những kết quả đã đạt được trong 3 tháng đầu năm sẽ là nền tảng, động lực để Uông Bí bước vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý II/2019.
6. Thông tin từ cơ sở
6.1. Phường Quang Trung: Phát động phong trào chống rác thải nhựa và xây dựng tuyến phố kiểu mẫu
Thiết thực chào mừng Đại hội MTTQ thành phố lần thứ 16, nhiệm kỳ 2019-2024, ngày 31-3, phường Quang Trung tổ chức lễ phát động phong trào chống rác thải nhựa và xây dựng tuyến phố kiểu mẫu năm 2019 với sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể thành phố; lãnh đạo, công chức phường Quang Trung; đại diện các khu dân cư trên địa bàn.
Tại lễ phát động, lãnh đạo phường đã tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường; đồng thời thực hiện phân loại rác thải nhựa và các loại rác thải khác ngay từ nguồn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe.
Ngay sau lễ phát động, các lực lượng đã tham gia lắp đặt 50 thùng rác đạt tiêu chuẩn tại các tuyến phố thuộc khu 2 và khu 12. Kinh phí thực hiện được huy động từ nguồn xã hội hoá.
Trong năm 2018, phường Quang Trung đã vận động xã hội hóa lắp đặt 120 thùng rác tại các tuyến phố thuộc khu 3, khu 8, khu 9 và khu 10. Bên cạnh đó, phường cũng thường xuyên tuyên truyền đến người dân không đổ rác, chất thải ra vỉa hè, lòng đường; thực hiện đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định; đẩy mạnh công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng tuyến phố văn minh...
Năm 2019, phường phấn đấu 80% các tuyến phố, tuyến đường liên khu, liên tổ đạt tiêu chí: sáng, xanh, sạch, đẹp, ngăn nắp, an toàn; tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả phong trào Ngày chủ nhật xanh tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học; vận động nhân dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, tạo cảnh quan môi trường. Việc phát động nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, xây dựng tuyến phố kiểu mẫu cũng sẽ góp phần thiết thực bảo vệ môi trường tại phường trung tâm của thành phố.
6.2. Phường Yên Thanh: Khởi công nâng cấp đường giao thông tổ 31, khu Phú Thanh Tây
Ngày 23-4, UBND - MTTQ phường Yên Thanh tổ chức khởi công công trình nâng cấp đường giao thông, rãnh thoát nước tại tổ 31, khu Phú Thanh Tây. Tuyến đường liên khu sau một thời gian sử dụng, mặt đường đã có nhiều đoạn xuống cấp. Thực hiện Nghị quyết 287 của HĐND thành phố về hỗ trợ vật liệu đầu tư xây dựng, bê tông hóa đường giao thông thôn, khu, nội đồng tại các xã, phường, UBND phường Yên Thanh tiến hành nâng cấp, bê tông hóa tuyến đường này nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân khi tham gia giao thông. Đây cũng là công trình thiết thực chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019-2024, chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập phường Yên Thanh 25-8 (1999-2019).
Theo thiết kế, tuyến đường có chiều dài 234m, chiều rộng mặt đường 5m, gồm rãnh thu nước 2 bên. Tổng mức đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó ngân sách thành phố là 164,5 triệu đồng, phần còn lại từ ngân sách phường và nhân dân tự đối ứng. Để thực hiện dự án, 17/21 hộ dân 02 bên tuyến đường đã hiến 450m2 đất, tự nguyện tháo dỡ 200m tường rào và giải tỏa nhiều cây cối, hoa màu để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 5-2019.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước với việc bồi dưỡng,
giáo dục thế hệ trẻ hiện nay
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, từ đó thấy được công tác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ hăng hái, thi đua trong học tập, lao động sản xuất, không ngừng rèn luyện, phấn đấu, xứng đáng là những “chủ nhân tương lai của đất nước”, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là việc làm có tính cấp thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Nhìn lại chặng đường 71 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” (11/6/1948 - 11/6/2019), có thể khẳng định: Mọi thành quả của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay đều gắn liền với việc quán triệt và tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Thi đua yêu nước” bao hàm đầy đủ, toàn diện các khía cạnh, từ mục đích, nội dung, cách thức, lực lượng cho đến ý nghĩa của thi đua.
Còn nhiều người, mà trước hết là cán bộ, chưa thật hiểu rõ ý nghĩa của phong trào thi đua ái quốc, tưởng lầm thi đua ái quốc là một việc khác với những công việc hàng ngày; tưởng lầm thi đua ái quốc chỉ nhất thời (thay vì phải trường kỳ); thậm chí có người còn ỷ thế, cạy quyền, hách dịch, tham nhũng, lãng phí… |
Về mục đích của thi đua yêu nước, theo Hồ Chí Minh, đó chính là khơi dậy, phát huy được tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người đều hăng hái, tích cực, sáng tạo, ngày càng làm được nhiều điều tốt hơn trong xã hội. Đối với nông dân, thì thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm; đối với công nhân thì thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm thì giờ; đối với quân đội, thì thi đua đánh giặc lập công,… Như vậy, đời sống của nhân dân sẽ ngày càng đầy đủ, no ấm, đất nước sẽ ngày càng giàu lên, quân đội sẽ ngày càng vững mạnh và sẽ hoàn thành được mục tiêu của cách mạng đề ra.
Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào nguồn lực nội sinh, nguồn sức mạnh vô song của dân tộc và cho rằng, nếu động viên, khơi dậy được nguồn lực vô tận ấy thì mọi việc, dù có khó khăn đến mấy cũng sẽ hoàn thành. Bởi vậy, trong những giờ phút khi mà cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược còn trong giai đoạn gian khó, ác liệt nhất, Người vẫn luôn tin tưởng: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”.
Về nội dung của thi đua yêu nước, theo Hồ Chí Minh, đối với hậu phương: Cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất, mở mang doanh nghiệp, thi đua học tập, sáng tác, phát minh, thực hành tiết kiệm và tận dụng thời gian, đẩy nhanh tiến độ, để tăng năng suất, hiệu quả,… Làm được như vậy, sẽ vừa tiết kiệm được nhân công, nguyên, vật liệu, thời gian,…; đồng thời lai tạo ra được nhiều của cải vật chất, tạo thêm nhiều nguồn lực cho xã hội phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Đối với tiền tuyến, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công tác huấn luyện giỏi, tiêu diệt địch; khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; có ý thức quý trọng chiến lợi phẩm, quân trang, tiết kiệm vũ khí, trang bị,… Người cũng lưu ý, trong thi đua thì tùy theo từng đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực,… mà xác định những nội dung công việc cho phù hợp, khoa học, hiệu quả: “Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân…”.
Về cách thức thi đua, Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải có phương hướng đúng, xác định rõ nội dung, biện pháp cho từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, Người luôn nhấn mạnh và yêu cầu phải: “Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”. Trong quá trình thi đua, Người thường lưu ý, phải coi trọng sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm. Từ những sáng kiến và kinh nghiệm trong từng ngành, lĩnh vực, ở một địa phương, cơ quan, đơn vị… sẽ được phổ biến, lan rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, cho đến cả nước; phải coi những sáng kiến, kinh nghiệm là tài sản vô giá, cần được phát huy và phổ biến: “Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”.
Về mức thi đua, theo Hồ Chí Minh, phải tiến dần dần và tiến mãi mãi; những người, những nhóm đã đạt được năng suất và hiệu quả ở mức cao, thì phải làm cho chất lượng tốt hơn, cố gắng nâng cao hơn nữa: “Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có hạn, nó cứ tiến mãi. Cho nên mức thi đua cũng không có hạn, nó cũng tiến lên mãi”. Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện giúp đỡ những người và những nhóm có năng suất, hiệu quả còn hạn chế tiến lên.
Về lực lượng thi đua, theo Hồ Chí Minh, lực lượng của phong trào thi đua yêu nước là toàn thể nhân dân: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”. Từ đó, Người nhận định: “Với lòng nồng nàn yêu nước và lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta, cuộc Thi đua ái quốc nhất định sẽ thành công to. Vì vậy, mà thắng lợi càng nhất định về tay ta”.
Thực tiễn đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức được sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Điều này được kế thừa, đúc kết từ lịch sử của dân tộc, đó là “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, hay “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Về ý nghĩa của thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh khẳng định: Thi đua là đoàn kết, bởi: “Trong phong trào thi đua, chúng ta thấy đủ các dân tộc: Kinh, Thổ, Mán, Mường...; đủ các tín ngưỡng, lương có, giáo có; đủ các tầng lớp binh, công, nông, sĩ; đủ các hạng người già, trẻ, gái, trai. Tất cả đều nhằm vào một mục đích chung: tăng gia sản xuất và diệt giặc lập công”. Như vậy, thi đua để tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết lại đẩy mạnh thi đua.
Theo Hồ Chí Minh, thi đua là yêu nước. Bởi, qua phong trào thi đua mà tinh thần yêu nước được biểu hiện thành những hành động, việc làm cụ thể. Kết quả là năng suất lao động, hiệu quả làm việc của mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều được nâng lên. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Thi đua còn góp phần cải tạo con người. Vì, thi đua giữa người này với người khác, giữa ngành này với ngành khác, giữa đơn vị này với đơn vị khác sẽ giúp mọi người không những tăng cường tình đoàn kết, mà còn giúp con người ngày càng hoàn thiện về suy nghĩ, kỹ năng, trình độ, nâng cao tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm với công việc…
Bên cạnh biểu dương, khen ngợi những thành tích, kết quả đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm trong công tác thi đua, như:
Nhiều nơi, việc đặt kế hoạch thi đua còn không sát với hoàn cảnh thực tế. Nơi thì đặt kế hoạch to quá, rồi không làm nổi. Nơi thì ban đầu làm quá ồ ạt, đến nỗi ít lâu sau thì đuối sức đi, không tiếp tục thi đua được. Nơi thì mỗi một đoàn thể, mỗi một ngành đều có một kế hoạch riêng mà kế hoạch thì không ăn khớp với nhau, thành thử “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Nhiều nơi còn không biết trao đổi kinh nghiệm, quan liêu, dập khuôn, máy móc, chỉ biết làm theo chỉ thị của cấp trên, không biết điều tra kỹ lưỡng, áp dụng thiết thực.
Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải chống bệnh quan liêu, chống nạn tham ô, lãng phí. Vì bệnh quan liêu sẽ ngăn trở phong trào thi đua, làm nó chậm tiến, và nạn tham ô, lãng phí sẽ làm giảm bớt những kết quả của phong trào thi đua”. Bên cạnh đó, Người cũng đặt ra: “Thi đua là phải cố gắng mãi,... Phải học tập chính trị, phải gắn liền tinh thần thi đua với tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế. Tuyệt đối chớ tự kiêu tự mãn, chớ xa rời quần chúng”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước lan tỏa tới mọi cấp, mọi ngành, từ Trung ương cho tới địa phương, kể cả ở vùng sâu, vùng xa; thôi thúc, động viên được tinh thần yêu nước của cả dân tộc ta; khơi dậy và phát huy được nguồn lực nội sinh, trở thành cội nguồn cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2. VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG, GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Một bộ phận giới trẻ bị mất phương hướng; sống thiếu lý tưởng; lười học tập, lười lao động; ham chơi, đua đòi, ích kỷ; đề cao lối sống hưởng thụ; thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội... Chính vì thế, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ hiện nay, nhằm giúp họ dần miễn dịch trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của xã hội là công việc đặc biệt quan trọng.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người còn căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. |
Trước hết, cần xác định và thống nhất nhận thức: Thế hệ trẻ là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu đảm nhiệm trên nhiều lĩnh vực, nhiều công việc khó khăn, gian khổ đòi hỏi sự cống hiến và sáng tạo.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định và đề cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” nêu rõ: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ phải gắn liền, toàn diện với thi đua yêu nước, trong đó cần chú trọng vào các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ chủ nghĩa xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, xem đó là nền tảng của con người cách mạng.
Việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ cần coi trọng nội dung dạy cho họ biết yêu nước thương nòi, biết tự lực tự cường; nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xây dựng niềm tin ở tương lai của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin; giáo dục tình yêu lao động, có thái độ trân trọng đối với người lao động,…
Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ. Đặc biệt coi trọng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lý luận đi kèm với thực tiễn, giảng đường gắn liền với cuộc sống và thực tiễn xã hội. Đề cao, khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của thế hệ trẻ.
Thường xuyên quán triệt, tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động, phong trào thi đua cho thế hệ trẻ thông qua những hành động, việc làm thiết thực, trước hết là từ những công việc hàng ngày như: Thi đua trong học tập, lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm; chống bệnh ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, tự tư, tự lợi, xem khinh lao động, lười biếng, lãng phí, kiêu ngạo, giả dối…
Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ là một công việc quan trọng, lâu dài, cần phải tiến hành thường xuyên, có kế hoạch, biện pháp cụ thể, rõ ràng; chú ý việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp thời phát huy, nhân rộng ưu điểm, cách làm hay, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong phương hướng, biện pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo
Gương người tốt, việc tốt
1. Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Sau 02 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với những cách làm riêng, sáng tạo, phù hợp, diện mạo các khu vực nông thôn của thành phố Uông Bí ngày càng thêm khang trang, sạch đẹp, cuộc sống của người dân được nâng cao.
Về các thôn của xã miền núi Thượng Yên Công hôm nay, điều dễ nhận thấy nhất là cảnh quan, môi trường của xã đã được cải thiện tích cực. Bắt tay vào xây dựng NTM kiểu mẫu, Thượng Yên Công gặp không ít khó khăn. Trong đó, nan giải nhất là tập quán xây dựng chuồng trại chăn nuôi ngay cạnh nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số khiến môi trường sống trên địa bàn bị ô nhiễm.
Để vận động người dân thay đổi thói quen này, xã đã chủ động thành lập các tổ công tác xuống từng hộ dân để khảo sát, vận động người dân di chuyển chuồng trại ra xa nơi ở; hướng dẫn người dân cách thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Trong năm 2018, xã đã hỗ trợ và vận động người dân xây dựng mới được 90 nhà tiêu hợp vệ sinh, di chuyển trên 20 chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ăn ở.
Điền Công cũng là xã nằm trong chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu của Uông Bí. Triển khai chương trình, xã đã bám sát vào bộ tiêu chí theo quyết định của tỉnh, thành phố, đồng thời triển khai đồng bộ những giải pháp thực hiện nhằm tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Theo đó, hàng năm xã đều chủ động rà soát các tiêu chí và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đồng thời, tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết chung sức xây dựng NTM. Nổi bật, trong năm 2018, nhân dân trong xã đã hiến hàng trăm mét vuông đất, nhiều công trình, hoa màu và ngày công lao động với tổng giá trị 225 triệu đồng để thi công các công trình phát triển kinh tế, dân sinh trên địa bàn. Đến nay diện mạo các vùng nông thôn của xã đã ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Điền Công và Thượng Yên Công là 02 xã vùng sâu, vùng xa của thành phố, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp chiếm tới trên 80%. Tuy nhiên, với quyết tâm của Đảng bộ, nhân dân trên địa bàn, đến hết năm 2018, cả 02 xã đều đã đạt được 5/8 tiêu chí về xây dựng NTM kiểu mẫu.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xã Điền Công, Thượng Yên Công và các phòng, ban liên quan rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt theo yêu cầu phát triển trong giai đoạn 2017-2020 cho phù hợp với đặc thù địa phương. Đồng thời, tiếp tục quan tâm phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể cũng như vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia chương trình NTM kiểu mẫu. Qua đó, tiếp tục duy trì và không ngừng nâng cao hiệu quả các tiêu chí đã đạt được một cách bền vững.
2. "Biến rác thải thành tiền" ở Vàng Danh
Khu 5A, phường Vàng Danh có 225 hộ dân/756 nhân khẩu; trong đó có 176 hội viên phụ nữ, sinh hoạt ở 04 tổ. Mô hình “Biến rác thành tiền” được Chi hội phụ nữ khu 5A triển khai từ năm 2017. Bà Hoàng Thị Vinh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu 5A, cho biết: Từ khi mô hình này được triển khai, tất cả hội viên đều ủng hộ. Chị em ý thức phân loại rác ngay tại nhà, cuối tuần đem rác tập trung theo tổ để phân loại, bán cho đơn vị thu mua.
Theo bà Vinh, trước đây khu 5A ngập tràn trong rác, lon bia, giấy, túi nilon vứt bừa bãi bên lề đường, ngõ xóm, con suối. Hằng tháng, khu huy động toàn thể nhân dân dọn dẹp, thu gom xử lý, nhưng chỉ một thời gian đâu lại vào đó. Nguyên nhân do địa bàn rộng, các điểm tập kết rác nằm ở xa, người dân thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Triển khai mô hình “Biến rác thành tiền” do Chi hội phụ nữ khu đảm nhận, chị em đã tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình thực hiện phân loại rác. Bà Phạm Thị Mai, hội viên Chi hội Phụ nữ khu 5A, cho hay: "Rác thải được chúng tôi phân loại cẩn thận, tách riêng sắt, đồng, nhôm, giấy, nhựa..., mỗi loại có giá trị khác nhau. Túi nilon còn sử dụng được, chúng tôi gói cẩn thận tặng miễn phí cho chị em bán hàng. Năm 2018, Chi hội thu được khoảng 10 triệu đồng từ tiền bán phế liệu".
Phường Vàng Danh hiện có 12 thôn, khu với khoảng 14.000 nhân khẩu. Toàn phường có 1.881 hội viên phụ nữ hoạt động ở 12 chi hội với 70 tổ dân cư. Thời gian qua, Hội LHPN phường đã triển khai chương trình “3 sạch”, trọng tâm là mô hình “Biến rác thành tiền”, mang lại hiệu ứng tích cực, lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng. Nhận thấy mô hình mang lại lợi ích, tất cả các chi hội phụ nữ đều triển khai. Đến nay mô hình đã lan tỏa đến 12/12 thôn, khu dân cư của phường, giải quyết tận gốc lượng rác thải ra môi trường.
Năm 2018, các chi hội phụ nữ của phường đã thu về khoảng 70 triệu đồng từ mô hình trên. Nguồn kinh phí này được Hội dùng để thăm, tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em tàn tật; hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng tự kiểm tra về công tác cán bộ
Theo Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Ban Chấp hành Trung ương “Về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ”, cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải tự kiểm tra về công tác cán bộ. Hằng năm, cán bộ, đảng viên tự phê bình trước chi bộ và kiểm điểm theo quy chế làm việc của cấp ủy, nếu là cấp ủy viên; có nhận xét của chi bộ nơi sinh hoạt và nơi cư trú.
Cán bộ, đảng viên tiếp thu ý kiến của tập thể về ưu điểm, khuyết kiểm; đề ra biện pháp phát huy ưu điểm và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm; gửi kết quả kiểm điểm về ban thường vụ, ban tổ chức của cấp ủy cấp mình.
Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, hằng năm, tổ chức đảng chuẩn bị báo cáo tự phê bình, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng ở cơ quan, đơn vị; Tập thể chi bộ hoặc cấp ủy thảo luận, tự phê bình và phê bình.
Cấp ủy, tổ chức đảng kết luận ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có), đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm. Đồng thời, báo cáo kết quả lên cấp ủy cấp trên và ban tổ chức, ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp trên và chịu trách nhiệm nếu tự kiểm tra không phát hiện ra vi phạm, nhưng sau đó các cơ quan, tổ chức khác phát hiện ra vi phạm.
2. Nội dung kiểm tra công tác cán bộ
Theo Quy định số 179-QĐ/TW, nội dung kiểm tra công tác cán bộ đối với cán bộ, đảng viên gồm:
Một là, về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ theo quy định.
Hai là, việc chấp hành và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách (đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị).
Ba là, việc tham mưu, đề xuất và thẩm định, quyết định các nội dung về công tác cán bộ.
Bốn là, việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng về công tác cán bộ.
Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, nội dung kiểm tra công tác cán bộ gồm:
Một là, công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ
Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ và tổ chức thi tuyển, xét tuyển để tuyển dụng cán bộ; Thực hiện nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ; Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ.
Hai là, công tác đánh giá cán bộ
Trong đó, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại cán bộ; Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng; Đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử, bổ nhiệm cán bộ và phong, thăng quân hàm, khen thưởng huân chương bậc cao.
Ba là, công tác quy hoạch cán bộ
Kiểm tra việc rà soát, thẩm định cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín cán bộ trước khi quy hoạch; Quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ.
Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo chức danh; Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; Chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn trong quy hoạch; Thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với cán bộ.
Năm là, công tác bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử
Kiểm tra thực hiện nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và phong, thăng quân hàm; Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; Thực hiện quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử, bầu cử và bổ nhiệm; Thực hiện các quy định về kê khai, thẩm tra việc kê khai tài sản của cán bộ được giới thiệu ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm và phong, thăng quân hàm, khen thưởng huân chương bậc cao.
Sáu là, công tác điều động, luân chuyển cán bộ
Kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện điều động, luân chuyển cán bộ; Theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ khi điều động, luân chuyển và bố trí, sử dụng cán bộ sau điều động, luân chuyển; Luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương theo quy định.
Bảy là, việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ
Kiểm tra về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân người đứng đầu trong phân công, phân cấp quản lý cán bộ; Trách nhiệm quản lý cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp khi xảy ra vi phạm; Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ.
Tám là, việc thực hiện chính sách cán bộ
Kiểm tra việc thực hiện chính sách về lương, thưởng, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ; Bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch công chức, viên chức.
Chín là, công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Kiểm tra việc rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ; Thực hiện công tác cán bộ đối với người có vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.
BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY
Tin tức khác
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa 1 và lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho thanh niên nhập ngũ năm 2025
- Hội nghị lần thứ 8 BCH LĐLĐ Thành phố khóa XVIII nhiệm kỳ 2023 - 2028 (hội nghị mở rộng)
- Đại hội Chi bộ Quân sự phường Phương Nam, nhiệm kỳ 2025-2027
- Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025
- Khắc ghi hình bóng của Người
- Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Uông Bí lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030
- Cảnh giác tội phạm sử dụng công nghệ cao cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, gửi tin nhắn tống tiền
- Trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần từ 1/7/2025
- Phạt đến 100 triệu, tịch thu phương tiện đua xe trái phép
- Đại hội Chi bộ khu phố 11, phường Quang Trung, nhiệm kỳ 2025-2027
- Chi tiết việc trừ điểm/khôi phục điểm giấy phép lái xe
- Cơ quan Thuế cảnh báo về thông tin truy thu thuế 10% trên các giao dịch chuyển khoản mua - bán