Chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0
Triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Đến nay, việc thực hiện nghị quyết đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh trình diễn, giới thiệu công nghệ tại sự kiện “Kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023”.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 10/1/2020 về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị để triển khai thực hiện, với 12 mục tiêu cụ thể đến năm 2025. Đến nay, đã có 9/12 mục tiêu đang được tỉnh triển khai thực hiện, trong đó 3/12 mục tiêu hoàn thành. Nổi bật là 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức 3, 4 và 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều được kết nối internet băng rộng, chất lượng cao; Chỉ số mức độ chuyển đổi số (DTI) Quảng Ninh đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng năm 2022; Quảng Ninh đứng đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tiếp 7 năm.
Hằng năm, tỉnh cũng đều tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyên sâu về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số cho 100% lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và toàn thể cán bộ nhân viên. Từ đó, giúp thay đổi nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và tạo được quyết tâm cao trong thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị; chủ động tham mưu các công tác chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực được giao.
Đặc biệt, tỉnh cũng đã luôn quan tâm đến công tác hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho các sở, ngành, địa phương chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số. Theo lãnh đạo Sở KH&CN, các nội dung về nghiên cứu, phát triển KHCN và đổi mới, sáng tạo đã được đưa vào nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ hằng năm; Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo đưa các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KHCN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh gắn với việc thực hiện Quy hoạch phát triển KHCN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện và thường xuyên trong toàn tỉnh.
Xác định hạ tầng số là nền tảng quan trọng để quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số, tỉnh cũng đã đẩy mạnh đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm dữ liệu. Đến nay, toàn tỉnh không còn vùng lõm sóng di động; hạ tầng Internet băng rộng được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn; đạt tỷ lệ 1,3 thuê bao di động/người dân (mức trung bình cả nước là 1,23); số hộ gia đình có băng rộng cố định đạt tỷ lệ 93% (trung bình cả nước là 79%). Hệ thống mạng WAN, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã phủ 100% các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn của tỉnh.
Đối với chuyển đổi số toàn diện, từ tỉnh đến cơ sở đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số để thực hiện và được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của BTV Tỉnh ủy. Trong đó, đã xác định 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và 40 nhiệm vụ, giải pháp. Đến nay, có 16/20 mục tiêu đã hoàn thành, đạt 80% kế hoạch, 4/20 mục tiêu đang trong lộ trình triển khai thực hiện đến hết năm 2025.
Nhân viên kỹ thuật của Viettel kiểm tra và vận hành trạm BTS phát sóng thông tin di động tại đảo Trần (huyện Cô Tô).
Cùng với đó, tỉnh cũng đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp về thúc đẩy chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại địa phương; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, phát triển các khu đô thị sáng tạo tại địa phương; xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số phục vụ cho chuyển đổi số và kinh tế số; thực hiện chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao trên địa bàn…
Có thể thấy, việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra cơ hội để Quảng Ninh bứt phá và là tiền đề để đặt ra những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mới. Quảng Ninh đặt mục tiêu hướng đến năm 2030 trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm trên 10%, đến năm 2025, quy mô GRDP đạt khoảng 408.000 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người 11.000-12.000 USD; đến năm 2030, quy mô GRDP đạt khoảng 747.000 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người 19.000-20.000 USD.
Hiện tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết đã ban hành với nhiệm vụ, giải pháp đột phá để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030…
Tin tức khác
- Đấu tranh, ngăn chặn "nguồn cầu" về ma túy trong những ngày cao điểm
- Xử lý 60 trường hợp vi phạm Luật ATGT trên địa bàn thành phố Uông Bí tuần vừa qua
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa 1 và lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho thanh niên nhập ngũ năm 2025
- Hội nghị lần thứ 8 BCH LĐLĐ Thành phố khóa XVIII nhiệm kỳ 2023 - 2028 (hội nghị mở rộng)
- Đại hội Chi bộ Quân sự phường Phương Nam, nhiệm kỳ 2025-2027
- Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025
- Khắc ghi hình bóng của Người
- Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Uông Bí lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030
- Cảnh giác tội phạm sử dụng công nghệ cao cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, gửi tin nhắn tống tiền
- Trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần từ 1/7/2025
- Phạt đến 100 triệu, tịch thu phương tiện đua xe trái phép
- Đại hội Chi bộ khu phố 11, phường Quang Trung, nhiệm kỳ 2025-2027