Đề cương, đáp án cuộc thi tìm hiểu 70 năm ngày truyền thống LLVT tỉnh Quảng Ninh
Câu hỏi 1: Sông Bạch Đằng nơi quân và dân ta đã lập nên chiến công oanh liệt vào thế kỷ X và XIII hiện nay thuộc những địa phương nào? Ai là người lãnh đạo lập nên những chiến công đó?
* Trả lời: Quảng Ninh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Nhiều tên đất, tên làng, tên sông đã gắn liền với những chiến công oanh liệt, một trong những địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là sông Bạch Đằng (còn gọi là Bạch Giang), hiện là sông Vân Cừ, sông chảy giữa thị xã Quảng Yên/ tỉnh Quảng Ninh và Thuỷ Nguyên/ TP Hải Phòng. Sông có chiều dài 32km, là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa).
Sông Bạch Đằng là nơi quân và dân ta (thế kỷ X và XIII) đã lập nên những chiến công oanh liệt. Những chiến công đó là:
- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất: Cuối mùa đông năm 938, vua Nam Hán phong con là Vạn Vương Hoằng Thao làm Gia Vương sai đem thủy quân đi xâm lược nước ta. Nắm vững đường tiến quân từ hướng biển vào, Ngô Quyền đã huy động quân sĩ đẵn gỗ, đẽo thành cọc, đầu bịt sắt nhọn, cắm xuống sông Bạch Đằng, xây dựng thành một trận địa ngầm, có quân mai phục hai bên, sẵn sàng chờ giặc tới.
Hoằng Thao đem thủy binh ồ ạt kéo vào phía cửa sông Bặch Đằng. Đang lúc thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ ra đánh, nhử quân Nam Hán từ Vịnh Hạ Long vào. Quân ta vờ rút chạy, tướng trẻ Hoằng Thao mắc mưu, đắc chí thúc quân đuổi theo vượt qua trận địa ngầm của quân ta. Quân ta chiến đấu cầm cự với giặc. Khi thủy triều rút mạnh, Ngô Quyền ra lệnh cho toàn bộ quân ta phản công địch. Thủy quân Nam Hán hoảng hốt quay đầu lại. Ra đến gần cửa biển, thuyền địch đâm phải cọc nhọn, bị vỡ và bị đâm rất nhiều. quân giặc phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Thao cũng bỏ mạng tại đây. Vua Nam Hán điều quân tiếp viện, nửa đường nghe tin Hoằng Thao chết trận, vội cùng tàn quân rút chạy, ý chí xâm lược nước ta của quân Nam Hán bị đè bẹp.
- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2: Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ ào ạt tiến vào xâm lược nước ta. Quân bộ từ Ung Châu (Quảng Tây) theo đường Lạng Sơn tiến vào. Quân thủy từ Quảng Châu (Quảng Đông) vượt biển tiến sang. Hai đạo quân thủy bộ của địch dự kiến sẽ phối hợp với nhau vào vây hãm Kinh thành Hoa Lư (Ninh Bình)
Được muôn dân, tướng sĩ ủng hộ, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống. Phát huy sáng tạo chiến thuật của Ngô Quyền hơn 40 năm trước, ông sai quân sỹ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch. Trên các đường tiến công khác của địch, ông bố trí lực lượng ngăn chặn.
Khoảng cuối mùa xuân năm 981, trên sông Bạch Đằng đã diễn ra trận thủy chiến ác liệt. Với truyền thống thủy chiến ưu việt của dân tộc, quân ta chiến đấu hết sức dũng cảm, đánh lui thủy quân địch, làm thất bại âm mưu phối hợp hai đạo quân thủy bộ. Trên các mặt trận khác, quân ta cũng chặn đánh quyết liệt. Quân địch bị đại bại, tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết chết, nhiều tướng của địch bị bắt sống.
- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3: Tháng 12/1287, quân Nguyên chia thành 3 đạo từ 3 mũi tiến đánh nước ta. Tháng 2/1288, quân Nguyên vượt sông Hồng đánh chiếm kinh thành Thăng Long, triều đình nhà Trần tạm thời rút lui chiến lược. Do rút kinh nghiệm thất bại lần trước, Thoát Hoan thấy đại bản doanh của hắn tại Thăng Long đang đứng trước nguy cơ bao vây, tiến công, tháng 3/1288 giặc đốt phá kinh thành Thăng Long, rồi rút quân về Vạn Kiếp. Nhưng khu Vạn Kiếp cũng không còn là nơi an toàn. Lương thiếu, quân số hao hụt, tinh thần binh sĩ rã rời, lại bị quân ta tập kích liên tục. Thấy mưu đồ xâm lược sắp thất bại, Thoát Hoan lo sợ và sớm tìm đường rút lui để khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Thoát Hoan quyết định chia quân làm hai đạo, theo đường thủy bộ rút về trước. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy đạo quân bộ rút về trước theo đường Lạng Sơn. Mọi âm mưu và hành động dù có được tính toán đến đâu cũng không thoát khỏi tai mắt của nhân dân và xét đoán tinh tường của nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn. Bạch Đằng là một sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh sông khác đổ vào. Dòng sông rộng mênh mông, bên phải có dãy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát bờ, bên trái có rừng cây um tùm che lấp bờ biển. Theo sự chỉ đạo của Trần Quốc Tuấn, quân ta đẵn gỗ lim, táu trên rừng về, đẽo nhọn đầu cắm xuống sông tạo thành chướng ngại vật lớn. Thủy quân ta mai phục trong các nhánh sông, sông Đá Bạc được mở rộng để quân địch tiến vào. Bộ binh tận dụng địa hình giấu quân trong núi đá Tràng Kênh và rừng rậm bên Tả Ngạn.
Ngày 8/2/1288, một đội quân địch đi trước dò đường tiến vào sông Giá. Đến Trúc Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng), đội thuyền này bị quân ta chặn đánh phải rút lui. Nhiệm vụ trận Trúc Động là bịt đường sông Giá, buộc toàn bộ quân địch phải hành quân theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng, vào trận mai phục của Trần Quốc Tuấn.
Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền địch bắt đầu tiến vào sông Bạch Đằng. Một đội chiến thuyền của ta được lệnh tiến đánh, rồi giả thua rút chạy. Ô Mã Nhi liền thúc quân đuổi theo. Lúc bấy giờ, nước thủy triều rút, nên vấp phải cọc gỗ, nhiều thuyền địch bị tan vỡ và bị đánh. Ngay lúc quân địch đang rối loạn, thì thủy quân của ta từ hai bên bờ đổ ra đánh quyết liệt. Quân ta lao những bè lửa được chuẩn bị sẵn vào thuyền địch. Đạo quân của vua Trần cũng kịp thời đến ứng chiến. Cuộc chiến đấu ác liệt từ mờ sáng đến chiều tối, quân ta tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân của địch. Các tướng giặc như: Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ... đều bị bắt sống. Quân ta thu được hơn 400 chiến thuyền, vô số giặc bị vùi thây dưới dòng sông Bạch Đằng.
Câu hỏi 2: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Quảng Ninh đã chiến đấu bao nhiêu trận? tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu tên giặc? thu bao nhiêu vũ khí ? Nêu tóm tắt một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Trả lời:
* Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Quảng Ninh đã đánh 3159 trận, làm chết và bị thương 22.100 tên địch, bắt 2831 tên, thu trên 8000 súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng khác.
* Một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1945-1954):
- Khởi nghĩa vũ trang ở Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch, Chí Linh ngày 08/6/1945.
- Trận chiến đấu tập kích đồn Uông Bí và Trại Bí Chợ của du kích quân chiến khu Đông Triều, ngày 01/7/1945.
- Trận tập kích đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên của du kích quân chiến khu Đông Triều, ngày 20/7/1945.
- Trận đánh chiếm tàu Cray-xắc và Ô-đa-xi-ơ trên vịnh Hạ Long, ngày 07 và 11/9/1945...
- Trận tập kích địch ở Hà Lầm, đêm 24 rạng ngày 25/12/1946.
- Trận phục kích đoàn xe quân sự của địch ở Điền Xá, Tiên Yên, ngày 04/3/1949.
- Trận tập kích địch ở thị xã Móng Cái, ngày 27/3/1949.
- Trận tập kích địch ở đồn Bình Liêu đêm 24 ngày 25/12/1950.
- Quân dân tỉnh Quảng Yên tham gia chiến dịch đường số 18 (23/3 đến 07/4/1951).
- Chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô ở vùng sau lưng địch của quân và dân tỉnh Quảng Yên (28/6 đến 26/8/1952)
- Trận chống càn bảo vệ căn cứ Áng Tái của du kích xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Yên, từ ngày 16 đến ngày 17/3/1953.
- Trận chống càn bảo vệ căn cứ Bằng Tân, xã Thượng Yên Công, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên từ ngày 04 đến ngày 07/10/1953.
Câu hỏi 3: Chiến khu Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống thực dân Pháp ra đời vào thời gian, hoàn cảnh nào? Hiện nay, Chiến khu Trần Hưng Đạo thuộc những địa phương nào?
Trả lời:
* Hoàn cảnh và thời gian ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo:
Trong những năm 1925 -1930, nhất là sau hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (ngày 3/2/1930). Phong trào cách mạng các tỉnh vùng duyên hải Đông Bắc Bộ (Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An, Hải Phòng và Hải Ninh) phát triển mạnh mẽ.
Từ giữa năm 1944, một cán bộ của Đảng là đồng chí Trần Cung (tức Nguyễn Ngọc Cư) sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) đã bí mật về vùng Chí Linh hoạt động. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, trong số chiến sĩ cách mạng vượt ngục Nghĩa Lộ (Yên Bái) tỏa về các tỉnh vùng duyên hải Đông Bắc có đồng chí Hải Thanh (tức Nguyễn Văn Doanh). Sau 3 ngày, anh bắt mối với Nguyễn Văn Tuệ (tức Nguyễn Kiên Tranh), thường gọi là sư Tuệ mới trốn khỏi nhà giam thị xã Nam Định mấy tháng phối hợp tuyên truyền, xây dựng cơ sở Việt Minh. Tại vùng Đông Triều, có đồng chí Nguyễn Bình là người hoạt động rất tích cực xây dựng cơ sở cách mạng. Nguyễn Bình là công nhân tàu biển của Pháp, nhưng sớm giác ngộ yêu nước chống Pháp, tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng, bị bắt cầm tù ở Côn Đảo. Trong tù, được các chiến sĩ cộng sản giác ngộ lý tưởng và anh đã đi theo quan điểm giai cấp vô sản. Từ năm 1943 trở đi, Nguyễn Bình mở rộng họat động từ Bần Yên Nhân (Hưng Yên) sang Hải Phòng, Kiến An. Tiếp theo, Nguyễn Bình lần lượt cử cán bộ vào Đông Triều tham gia xây dựng căn cứ và đẩy mạnh công tác sắm vũ khí để gửi vào khu căn cứ.
Trung tuần tháng 4/1945, Xứ ủy viên Trần Đức Thịnh, được phân công trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng tại Bắc Ninh, Hải Dương. Về Hải Dương đồng chí triệu tập cuộc họp các cán bộ Đảng của tỉnh tại Đông Thôn, huyện Thanh Miện. Tham dự cuộc họp có Nguyễn Văn Kha, Trần Cung, Nguyễn Công Hòa, Vũ Duy Hiệu và Hải Thanh. Đồng chí Trần Đức Thịnh phổ biến Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đồng chí nhắc chủ trương của Xứ ủy về xây dựng một chiến khu kháng Nhật ở vùng duyên hải Đông Bắc, mà Hải Dương có vùng núi tiếp giáp với Bắc Giang là nơi có thể lập chiến khu. Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí phải đẩy mạnh phong trào cách mạng ở Hải Dương lên cao cho kịp với phong trào của các tỉnh bạn. Các đồng chí: Trần Cung, Hải Thanh cho rằng, Chí Linh, Đông Triều có tầm quan trọng về kinh tế và quân sự, là nơi có địa lợi, nên đề nghị chọn hai huyện này để lập chiến khu. Đề cập tên gọi chiến khu, đồng chí Trần Đức cho biết: Chhiến khu Cao – Bắc – Lạng là “Đệ nhất chiến khu”; Chiến khu Thái – Tuyên – Hà là “ Đệ nhị chiến khu”; Chiến khu Hòa – Ninh – Thanh là “Đệ tam chiến khu”; nếu theo thứ tự thì Chiến khu vùng duyên hải Đông Bắc này là “Đệ tứ chiến khu”. Cuối cuộc họp, đồng chí Xứ ủy viên công bố quyết định của Thường vụ Xứ ủy thành lập lại Ban Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hải Dương gồm 5 người là Nguyễn Văn Kha, Trần Cung, Nguyễn Công Hòa, Vũ Huy Diệu và Hải Thanh, do đồng chí Nguyễn Kha làm Bí thư.
Cuối hạ tuần tháng 4/1945, tại nhà ông Nguyễn Văn Đài ở phố Mạo Khê, Nguyễn Bình đã gặp Hải Thanh để bàn việc phối hợp hoạt động xây dựng lực lượng chuẩn bị cho việc thành lập chiến khu. Tiếp theo, Nguyễn Bình gặp cả Trần Cung, Hải Thanh ở chùa Bắc Mã (Đông Triều) để thống nhất lực lượng cách mạng; sau đó tiếp tục về Hải Phòng xây dựng cơ sở cách mạng. Được các cán bộ của Đảng trực tiếp chỉ đạo, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ tại các huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, khu Mạo Khê (huyện Đông Triều). Nhiều cán bộ Việt Minh, thanh niên và binh sỹ yêu nước từ Hải Phòng, Kiến An tìm đến căn cứ cách mạng Đông Triều. Cơ sở Việt Minh lan rộng ở cả thi xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, khu mỏ Hòn Gai-Cẩm Phả và huyện Móng Cái... là những cơ sở thực tiễn rất quan trọng cho thành lập chiến khu.
Tối ngày 7/6 năm Ất Dậu, tại nhà hội viên cứu quốc Nguyễn Kim Ngọc, làng Đạm Thủy (Đông Triều), Ban lãnh đạo khu căn cứ họp bàn và quyết định kế hoạch khởi nghĩa vào ngày 8/6 năm Ât Dậu (tức ngày 16/7/1945). Cuộc họp kiểm điểm công việc chuẩn bị khởi nghĩa trong thời gian qua và thảo luận phương án đánh chiếm các vị trí địch, phân công cán bộ trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh từng vị trí địch.
Thực hiện kế hoạch khởi nghĩa của Ban lãnh đạo căn cứ, trong ngày 8/6 năm Ất Dậu, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, nghĩa quân đã chiếm đồn Đông Triều; dưới sự chỉ huy của Hải Thanh, Lê Hai, nghĩa quân đánh chiếm đồn Chí Linh; dưới sự chỉ huy của Trần Cung, nghĩa quân đánh chiếm đồn Tràng Bạch và tước vũ khí của bọn chủ mỏ Mạo Khê; còn phủ lỵ Kinh Môn do sư Tuệ chỉ huy chưa thực hiện được.
Chiều ngày 8/6, các đoàn quân khởi nghĩa cùng những chiến sĩ mới tình nguyện quay súng về với cách mạng đều tập trung tại làng Hổ Lao-Đông Triều trong không khí tưng bừng của ngày hội chiến thắng. Buổi chiều cùng ngày, ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã họp, kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch khởi nghĩa và đề ra những nhiệm vụ trước mắt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chiến khu. Cuộc họp quyết định thành lập ủy ban quân sự cách mạng gồm 4 người để lãnh đạo các mặt công tác xây dựng và bảo vệ chiến khu. Phân công các đồng chí trong Uỷ ban quân sự cách mạng: Hải Thanh – Bí thư, phụ trách công tác chính trị; Nguyễn Hiền- Uỷ viên quân sự; Nguyễn Bình – Uỷ viên kinh tế (tài chính, quân nhu, vũ khí); Trần Cung – Uỷ viên, phụ trách công tác dân vận, xây dựng chính quyền và liên lạc với cấp trên. Ít lâu sau, đồng chí Trần Đức Thịnh chỉ định thêm Lê Minh (tức Vũ Linh hay Tú Lưu) vào Ban lãnh đạo Chiến khu phụ trách dân vận cùng với đồng chí Trần Cung (đồng chí Lê Tâm là người phụ trách chính tiến công huyện lỵ Kinh Môn, Thanh Hà ngày 10/6/1945).
Sáng ngày 9/6, tại cuộc mít tinh tại sân đình Hổ Lao, đồng chí Trần Cung thay mặt Ban lãnh đạo khởi nghĩa tuyên bố chính thức thành lập Chiến khu kháng chiến mang tên “Du kích cách mạng quân” và công bố danh sách Uỷ ban quân sự cách mạng lãnh đạo chiến khu. Tiếp theo, Nguyễn Bình, đại diện ủy ban quân sự cách mạng tuyên đọc “Bảy điều kỉ luật của Du kích cách mạng quân”.
Chưa đầy 3 tháng kể từ ngày thành lập, Chiến khu Trần Hưng Đạo đã phát triển rộng lớn, với những vùng căn cứ vũ trang cách mạng: Kim Sơm (Kiến Thụy), Câu Trung, Tứ Nghi (An Lão), Thượng Huyện (Thủy Nguyên). Phả Lại (Chí Linh) và vùng Việt Minh: Kim Môn, Nam Sách, Thanh Hà, Chí Linh, Đông Triều, Thủy Nguyên, An Lão... tạo thành một khu vực rộng lớn gồm một phần tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh, một phần nông thôn tỉnh Hải Dương và Kiến An. Khi thời cơ tổng khởi nghĩa tới, lực lượng vũ trang cách mạng Chiến khu Trần Hưng Đạo và căn cứ vũ trang cách mạng làm nòng cốt cho toàn dân nổi dậy đánh chiếm các phủ lỵ, huyện lỵ, tỉnh lỵ và thành phố Hải Phòng lật đổ chính quyền tay sai phát-xít Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 8/6 năm Ât Dậu (tức ngày 16/7/1945), với những chiến công vang dội cùng một lúc đánh chiếm 4 đồn binh địch ở Đông Triều, Chí Linh, Tràng Bạch, Mạo Khê, đánh dấu ngày chính thức ra đời chiến khu Trần Hưng Đạo - Đệ tứ chiến khu, một căn cứ địa cách mạng có ý nghĩa và tầm vóc quan trọng nhiều mặt trong giai đoạn tiền khởi nghĩa và trong cách mạng tháng 8/1945 ở vùng duyên hải Đông Bắc Bộ, làm nòng cốt trong hình thành, xây dựng và phát triển LLVT cách mạng vùng châu thổ sông Hồng sau này. Chiến khu Trần Hưng Đạo ở vùng duyên hải Đông Bắc Bộ chứng minh chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng ta trong xây dựng LLVT cách mạng, xây dựng căn cứ cách mạng để giành chính quyền.
* Hiện nay, Chiến khu Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn 2 huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh).
Câu hỏi 4: Câu nói “Quảng Ninh được ví như một nước Việt Nam thu nhỏ” là của ai? Nói vào thời điểm nào? Việc thành lập Đặc khu Quảng Ninh trên cơ sở tách tỉnh Quảng Ninh từ Quân khu nào? Thời gian, quyết định thành lập Bộ CHQS tỉnh? Biên chế, cơ quan, lực lượng, nhiệm vụ của Bộ CHQS tỉnh ngày đầu thành lập?
Trả lời:
* Câu nói “Quảng Ninh được ví như một nước Việt Nam thu nhỏ” là của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nhân chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Từ ngày 27 đến ngày 28/2/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đồng chí phấn khởi và biểu dương Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội đạt được những thành tựu quan trọng.
Trước khi kết thúc chuyến thăm và làm việc, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng căn dặn: “Quảng Ninh là một nơi đầy tự hào của đất nước, Đảng bộ, nhân dân lao động và LLVT Quảng Ninh là những người đáng tự hào, các đồng chí phải làm cho Quảng Ninh là một nước Việt Nam thu nhỏ nhưng giàu đẹp hơn nhiều”.
* Thời gian, quyết định thành lập Bộ CHQS tỉnh: Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng, Tỉnh đội dân quân (tiền thân Bộ CHQS tỉnh ngày nay) cũng có sự thay đổi về tên gọi. Cụ thể là: Từ năm 1947 đến năm 1948 là Tỉnh đội dân quân Liên tỉnh Quảng-Hồng và Tỉnh đội Dân quân Hải Ninh; Từ ngày 25/8/1948 đến tháng 10/1956 là: Tỉnh đội Dân quân tỉnh Quảng Yên, Đặc khu đội Hòn Gai và Tỉnh đội Dân quân tỉnh Hải Ninh trực thuộc Liên khu I, sau đó Liên khu 1 hợp nhất với Khu 10 thành Liên khu Việt Bắc. Từ tháng 10/1956 đến tháng 3/1963 thuộc Quân khu Tả Ngạn. Sau khi Trung ương có quyết định thành lập tỉnh Quảng Ninh (năm 1963), từ tháng 4/1963 đến năm 1964, thuộc Quân khu 3. Từ cuối năm 1964 đến năm 1967 thuộc Quân khu Đông Bắc. Từ tháng 3/1967 đến tháng 4/1971 thuộc Bộ Tư lệnh Hải Quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Từ tháng 4/1971 đến năm 1978 thuộc Quân khu Tả Ngạn, sau đổi thành Quân khu 3. Từ năm 1978 đến 4/1979 thuộc Quân khu I; Từ ngày 19/4/1979 đến ngày 18/10/1987 là Đặc khu Quảng Ninh. Năm 12/1987, Đặc khu Quảng Ninh sáp nhập với Quân khu 3; Ngày 18/10/1987 Bộ CHQS Quảng Ninh được tái thành lập, trực thuộc Quân khu 3.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 14/8/1987 Đảng ủy Quân sự trung ương ra nghị quyết số 154/NQ-DDUQSTWW, quyết định hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh với Quân khu 3, giữ nguyên tên gọi Quân khu 3 và thành lập Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh; Ngày 18/10/1987, Thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Sùng Lãm, Tư lệnh Đặc Khu Quảng Ninh đã ra quyết định số 733/ATL “Về việc thành lập Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh”; tiếp đó, ngày 19/10/1987, Tư lệnh đặc khu Quảng Ninh đã ra mệnh lệnh số 854/ML thành lập Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và sự chỉ huy của Tư lệnh quân khu, thực hiện chỉ uy các lực lượng thuộc quyền từ ngày 01/01/1988.
Bộ CHQS tỉnh ngày đầu thành lập được tổ chức, biên chế gồm:
* Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh (có 05 đ/c)
- Thiếu tướng Phạm Xưởng – Chỉ huy trưởng
- Đại tá Lê Đắc Sao – Phó CHT Chính trị
- Đại tá Đỗ Đức Hàn – Phó CHT-TMT
- Đại tá Nguyễn Thế Trị - Phó CHT QS
- Đại tá Nguyễn Truyện - Phó CHT QS (phụ trách động viên, tuyển quân)
* Cơ quan gồm
- Phòng Tham mưu
- Phòng Chính Trị
- Phòng HC-KT
- Phòng động viên, tuyển quân
* Các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh gồm: 03 Trung đoàn bộ binh (e41,e43,e44); 03 Tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện: Tiểu đoàn 129 (huyện Quảng Hà), Tiểu đoàn 151 (huyện Binh Liêu), Tiểu đoàn 152 (huyện Hải Ninh); 06 Tiểu đoàn trực thuộc gồm: Tiểu đoàn Pháo Binh, Tiểu đoàn Cao xạ, Tiểu đoàn Thông tin, Tiểu đoàn huấn luyện chiến sỹ mới, Tiểu đoàn Quân y; Các đại đội trực thuộc gồm: Trinh sát, vệ binh, vận tải, sửa chữa và một số phân đội khác; trường Quân sự tỉnh, 12 cơ quan quân sự địa phương cấp huyện.
Nhiệm vụ
- Phát triển chiến tranh du kích, kiềm chế tiêu hao địch, chống địch lấn chiếm, phục hồi cơ sở vùng địch chiếm đóng.
- Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, trấn áp bọn phản cách mạng.
- Ra sức xây dựng cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang địa phương.
- Xây dựng hậu phương kháng chiến, căn cứ kháng chiến và các căn cứ, khu du kích. Quan tâm chăm lo đời sống quần chúng nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện nền kinh tế kháng chiến, tự cấp, tự túc.
- Ra sức xây dựng Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực công tác.
Câu hỏi 5: Ngày truyền thống của LLVT Quảng Ninh được xác định là ngày, tháng, năm nào? Trong hoàn cảnh nào? Nêu tên các đồng chí Tỉnh đội trưởng, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng về chính trị, Chính uỷ, Chính trị viên Tỉnh đội qua các thời kỳ?
Trả lời:
Thực hiện chỉ thị của trên, từ tháng 5 đến tháng 10/1947 Tỉnh đội Dân quân Liên tỉnh Quảng-Hồng và Tỉnh đội Dân quân Hải Ninh lần lượt được thành lập (tiền thân của Bộ CHQS tỉnh ngày nay); Đến tháng 10/1947 hệ thống cơ quan quân sự địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã trên địa bàn Liên tỉnh Quảng-Hồng và tỉnh Hải Ninh (địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày nay) được kiện toàn đầy đủ, thống nhất, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến.
Ngày truyền thống của LLVT tỉnh Quảng Ninh được xác định là ngày 18/10/1947.
* Danh sách các đồng chí Tỉnh đội trưởng (Chỉ huy trưởng) Phó Chỉ huy trưởng về chính trị (Chính uỷ, Chính trị viên Tỉnh đội) qua các thời kỳ:
- Đ/c Vũ Đình Mai, Tỉnh đội trưởng Liên tỉnh Quảng- Hồng năm 1947. Tỉnh đội trưởng khu Hồng Quảng từ năm 1956 đến năm 1963 và Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Ninh từ năm 1970 đến năm 1975.
- Đ/c Lý Chí Dân, Tỉnh đội trưởng Liên tỉnh Quảng Hồng năm 1948.
- Đ/c Hà Văn Tuất, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Yên năm 1948.
- Đ/c Nguyễn Anh Vũ, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Yên từ năm 1950-1954.
- Đ/c Lý Văn Bài, Tỉnh đội trưởng Đặc khu đội Hồng Gai từ năm 1950-1955.
- Đ/c Lý Văn Bài, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh năm1947.
- Đ/c Nông Văn Nguyên, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh năm 1947.
- Đ/c Võ Quốc Vinh, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh năm 1948.
- Đ/c Đặng Công Lệnh, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh từ năm 1949-1952.
- Đ/c Mai Trung Lâm, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hải Ninh từ năm 1953-1954.
- Đ/c Tăng Văn Hội, Tỉnh đội trưởng Khu Hồng Quảng năm 1955.
- Đ/c Lê Chính, Chính uỷ Tỉnh đội Quảng Ninh từ năm 1970- 1977.
- Đ/c Phạm Xưởng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1987-1988.
- Đ/c Nguyễn Thế Trị, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1988-1991.
- Đ/c Tô Quốc Trịnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991-1999.
- Đ/c Đỗ Ngọc Phương, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999- 2004.
- Đ/c Trần Thành, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004 đến 2012.
- Đ/c Vũ Hải Sản – Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh từ 2012-2013
- Đ/c Đỗ Phương Thuấn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh từ 2013-9/2016
- Đ/c Lê Đình Thương, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh từ 10/2016 đến nay
- Đ/c Lê Đắc Sao, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1987-1988.
- Đ/c Nguyễn Tiến Long, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1988-1991.
- Đ/c Phạm Quang Vinh , Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991-1995.
- Đ/c Phạm Ngọc Cương , Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1995-1998.
- Đ/c Nguyễn Công Tranh , Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 1998-2004
- Đ/c Trần Quang Dự, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004-2005; năm 2006 đến 2007 là Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh.
- Đ/c NguyễnViệt Dĩnh, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007-2010.
- Đ/c Đặng Xuân Thọ, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến 2014.
- Đ/c Nguyễn Trung Trịnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh từ 2014 đến nay
Câu hỏi 6: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quân và dân tỉnh Quảng Ninh đã bắn cháy bao nhiêu máy bay? tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu giặc lái? Tên giặc lái đầu tiên bị quân dân Quảng Ninh bắt vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Kể tên một số người trực tiếp bắt sống tên giặc lái Mỹ? Địa phương nào trong tỉnh bắn cháy nhiều máy bay nhất ? Thư khen của Hồ Chủ tịch gửi quân và dân Quảng Ninh bắn rơi 100 máy bay Mỹ được Bác viết vào thời điểm nào? Hãy nêu toàn văn bức thư khen của Bác.
Trả lời:
* Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Quảng Ninh đã bắn cháy 200 máy bay Mỹ (chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bắn rơi 173 chiếc, lần thứ 2 bắn rơi 27 chiếc); Dân quân du kích xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay thứ 100 trên bầu trời Quảng Ninh và quân dân xã đảo Ngọc Vừng, huyện Cẩm Phả là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 trên bầu trời Quảng Ninh. Quân dân Quảng Ninh đã tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ.
* Tên giặc lái Mỹ bị bắt sống đầu tiên trên miền Bắc bị quân dân Quảng Ninh bắt vào ngày 5/8/1964 tại Vịnh Hạ Long, thuộc thị xã Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh là Trung uý phi công Mỹ E.An-vơ- rét (Everette Alvaez). Đây cũng là tên tù binh ở lâu năm nhất trong nhà tù Hoả Lò, Hà Nội.
* Tên của một số người trực tiếp bắt sống tên giặc lái Mỹ E.An-vơ-rét là: Nguyễn Văn Trần, Tống Văn Tạo và Dương Văn Tân.
* Địa phương trong tỉnh Quảng Ninh bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất: Thị xã Hồng Gai là địa phương bắn rơi nhiều máy bay nhất; huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên) là nơi dân quân du kích hạ nhiều máy bay nhất so với các địa phương trong tỉnh.
* Toàn văn thư khen của Hồ Chủ tịch gửi quân và dân Quảng Ninh nhân dịp bắn rơi 100 máy bay Mỹ (viết vào ngày 19/8/1966).
Thân ái gửi đồng bào các dân tộc, bộ đội, CN và cán bộ Quảng Ninh.
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, trong trận đầu tiên giặc Mỹ dùng Không quân phá hoại miền Bắc nước ta, quân và dân Quảng Ninh đã chiến thắng vẻ vang, bắn rơi 3 máy bay Mỹ.
Liên tiếp lập chiến công, đến ngày 15 tháng 8 năm nay, Q.Ninh đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, đồng thời dũng cảm khắc phục khó khăn, thi đua sản xuất.
Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ tỉnh ta.
Quân và dân Quảng Ninh hãy phát huy truyền thống anh hùng của đất mỏ, luôn luôn đoàn kết chặt chẽ, nâng cao cảnh giác, đánh tan mọi âm mưu tội ác của giặc Mỹ, lập nhiều thành tích chiến đấu và sản xuất to lớn hơn nữa.
Chào thân ái và quyết thắng
BÁC HỒ
Câu hỏi 7: Số lượng, tiểu sử các đồng chí sỹ quan được phong quân hàm cấp Tướng sinh ra tại Quảng Ninh và có thời gian công tác tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh? Từ tháng 11/2012 đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu Mẹ VNAH được phong tặng, truy tặng? Danh sách, tiểu sử, ảnh chân dung các Mẹ VNAH? Từ tháng 11/2012 đến hết tháng 3/2017 tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”? Nêu tên các tập thể, cá nhân và thời gian được phong tặng?
Trả lời: Các vị Tướng có thời gian công tác tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh:
Stt |
Họ tên |
Cấp bậc |
Chức vụ cao nhất tính đến nay |
Chức vụ tại Bộ CH QN |
1 |
Phạm Xưởng |
Thiếu tướng |
Nguyên CHT Bộ CHQS tỉnh QN |
CHT |
2 |
Nguyễn Thế Trị |
Thượng tướng |
Nguyên UVTW - Giám đốc HV QP |
CHT |
3 |
Nguyễn Tiến Long |
Trung tướng |
Nguyên Phó TL Chính trị QK3 |
Phó CHT Chính trị |
4 |
Tô Quốc Trịnh |
Thiếu tướng |
Nguyên Phó Chánh Thanh tra Quốc Phòng |
CHT |
5 |
Phạm Quang Vinh |
Thiếu tướng |
Nguyên Cục trưởng Cục Dân Vận |
Phó CHT Chính trị |
6 |
Nguyễn Công Tranh |
Trung tướng |
Nguyên Chính ủy Tổng cục Hậu Cần |
Phó CHT CT |
7 |
Trần Đức Nhân |
Trung tướng |
Chính ủy Học viện Chính trị - Quân sự |
Phó eT CT e43/QN |
8 |
Trịnh Xuân Chuyền |
Thiếu tướng |
Nguyên Chính ủy Bộ TL Đặc Công |
P CHT Chính trị |
9 |
Lưu Xuân Cải |
Thiếu tướng |
Nguyên Phó TMT QK3 |
Phó TMT e43/QN |
10 |
Đoàn Quang Xuân |
Thiếu tướng |
Phó Cục trưởng Cục CaB |
Phó CNCT |
11 |
Nguyễn Đình Tiết |
Thiếu tướng |
Chánh VP Bộ TTM |
Phó CHT TMT |
12 |
Vũ Hải Sản |
Thiếu tướng |
UVTW - TL QK3 |
CHT (2012- 2013) |
13 |
Nguyễn Việt Dĩnh |
Thiếu tướng |
Nguyên UV TT UBKT ĐUQSTƯ |
Chính ủy |
14 |
Nguyễn Mạnh Hùng |
Thiếu tướng |
Tổng biên tập TC QPTD |
Phó CHT QS |
15 |
Đỗ Phương Thuấn |
Thiếu tướng |
Phó TL QK3 |
CHT (2013- 2016) |
DANH SÁCH CÁC VỊ TƯỚNG QUÂN ĐỘI
QUÊ HƯƠNG, SINH RA TẠI QUẢNG NINH
STT |
Họ tên |
Năm sinh |
Cấp bậc |
Chức vụ cao nhất |
Sinh quán |
1 |
Nguyễn Hữu Sở |
1927 |
Thiếu tướng |
Phó Tư lệnh-TMT QK3 |
Hồng Phong, Đông Triều |
2 |
Nguyễn Kiệm |
1931 |
Thiếu tướng |
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng |
Hồng Phong, Đông Triều |
3 |
Trần Anh Vinh |
1954 |
Trung tướng |
Cục trưởng Cục tác chiến/BTTM |
Hồng Thái Tây, Đông Triều |
4 |
Cao Phát |
1927 |
Thiếu tướng |
Trưởng khoa Chiến lược, Học Viện Quốc phòng. |
Bình Dương, Móng Cái |
5 |
Đoàn Quang Thìn |
1916 |
Thiếu tướng |
Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục Quân 1 |
Hiệp Hòa, Yên Hưng, QN |
6 |
Vũ Văn Thược |
1928 |
Thiếu tướng |
Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4. |
Yên Đức, Đông Triều, QN |
7 |
Đỗ Viết Cường |
1950 |
Thiếu tướng |
Phó TMT Quân chủng Hải Quân |
My Sơn, Hải Hà, QN |
8 |
Vũ Hiệp Bình |
1953 |
Thiếu tướng |
Nguyên Phó Chính ủy Bộ đội B.phòng, Hội viên Hội NSy Việt Nam. |
Phong Cốc, Yên Hưng, QN |
9 |
Đoàn Sinh Hưởng |
1949 |
Trung tướng |
Tư Lệnh Quân Khu 4 |
Bình Ngọc, Móng Cái, QN |
10 |
Hoàng Viết Quang |
1957 |
Thiếu tướng |
Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, BTTM |
Nam Hòa, Yên Hưng, QN |
11 |
Trần Thành |
1956 |
Thiếu tướng |
Phó Tư Lệnh QK3 |
Bình Dương, Đông Triều |
12 |
Nguyễn Văn Bổng |
1966 |
Thiếu tướng |
Cục Trưởng Cục Tổ Chức/TCCT |
Hải Lạng, Tiên Yên, QN |
13 |
Lê Thanh Hà |
1964 |
Thiếu tướng |
Chính ủy Bộ Tư lệnh Đặc Công |
Quảng Yên, QN |
14 |
Nguyễn Sóng Hồng |
|
Thiếu tướng |
Phó Tư lệnh Biên Phòng |
Hạ Long, Quảng Ninh |
b) Từ tháng 11/2012 đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu Mẹ VNAH được phong tặng, truy tặng? Danh sách, tiểu sử, ảnh chân dung các Mẹ VNAH?
Tổng số Mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 428 Mẹ, từ 11/2012 đến nay, có 303 Mẹ VNAH được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu, hiện nay còn 37 Mẹ VNAH còn sống.
c) Từ tháng 11/2012 đến hết tháng 3/2017 tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”? Nêu tên các tập thể, cá nhân và thời gian được phong tặng?
Từ tháng 11/2012 đến hết tháng 3/2017, tỉnh Quảng Ninh có 02 tập thể và 02 cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”.
+ Về tập thể
1. Nhân dân và LLVT thị trấn Mạo Khê (nay là phường Mạo Khê), được phong tặng ngày 16/12/2014.
2. LLVT tỉnh Quảng Ninh được phong tặng lần thứ 2, tháng 7/2015
+ Về cá nhân (02 đ/c):
1. Anh hùng Liệt sỹ Vũ Văn Hiếu, được truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” ngày 10/8/2015.
2. Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Văn Liền, được truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” ngày 25/4/2013.
Câu hỏi 8: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Phương hướng, mục tiêu được xác định trong các nhiệm kỳ Đại hội là gì? Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh các nhiệm kỳ? Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh đầu tiên?
Trả lời:
- Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã trải qua 7 kỳ Đại hội. Phương hướng, mục tiêu được xác định trong các nhiệm kỳ Đại hội là:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân khu và Tỉnh uỷ Quảng Ninh, ngày 22 và ngày 23 tháng 1 năm 1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất, nhiệm kỳ 1989 - 1991 được tiến hành. Đại hội kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương trong năm đầu tái thành lập. Đồng thới đề ra phương hướng lãnh đạo của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 1989-1991 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1989- 1991 gồm 15 đồng chí, trong đó có 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Bình Giang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh, đồng chí Nguyễn Tiến Long - Đại tá Phó chỉ huy trưởng về chính trị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh được bầu là Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ. Trong nhiệm kỳ 1989 - 1991, Đảng uỷ Quân sự tỉnh có 5 đồng chí chuyển công tác, 3 đồng chí nghỉ chính sách, Tỉnh uỷ Quảng Ninh quyết định bổ sung 2 đồng chí. Đến cuối nhiệm kỳ, Đảng uỷ Quân sự tỉnh có 9 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng uỷ có 3 đồng chí.
Về phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1989 -1991, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ nhất xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh về mọi mặt, làm tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng- an ninh, văn hoá xã hội ngày càng phát triển. Luôn nêu cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chính quyền địa phương, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển Quảng Ninh, giữ vững và từng bước nâng cao đời sống cán bộ chiến sỹ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.”
b) Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân khu và Tỉnh uỷ Quảng Ninh, tháng 9 năm 1991, Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ II nhiệm kỳ 1991- 1995 được tổ chức trọng thể. Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991 - 1995, nghị quyết Đại hội xác định:“…Tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, ra sức phấn đấu nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh. Tiếp tục xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của quân dân toàn tỉnh, bảo vệ vững chắc biên giới, vùng biển và hải đảo, bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chống chiến lược xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và mọi âm mưu gây chiến tranh xâm lược của kẻ thù, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kiên quyết giữ vững sự ổn định tình hình, làm chủ vững chắc địa phương, góp phần làm chủ cả nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Trên cơ sở sẵn sàng chiến đấu, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, thiết thực góp phần cải thiện đời sống bộ đội và tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội”. Khẩu hiệu hành động của Đảng bộ trong nhiệm kỳ là:“Đổi mới - Đoàn kết - Thắng lợi !”
Ban chấp hành Đảng bộ khoá II nhiệm kỳ 1991-1995 gồm 17 đồng chí. Đại hội Đảng bộ lần thứ II bầu 13 đồng chí, Tỉnh uỷ Quảng Ninh chỉ định 4 đồng chí tham gia Đảng uỷ. Đồng chí Nguyễn Bình Giang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Long - Đại tá, Phó chỉ huy trưởng về chính trị, được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ. Đồng chí Tô Quốc Trịnh - Đại tá, Chỉ huy trưởng được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng uỷ. Cuối năm 1991, Đồng chí Đại tá Nguyễn Tiến Long nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Đại tá Phạm Quang Vinh được bổ nhiệm Phó chỉ huy trưởng về chính trị và được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ.
c) Tháng 1 năm 1996, Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ III nhiệm kỳ 1996 - 2000 được tổ chức. Đại hội kiểm điểm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng địa phương giai đoạn 1991-1995 và đề ra phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996 - 2000.
Về phương hướng nhiệm vụ 5 năm (1996 - 2000), nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ III xác định: “Tập trung xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang lên một bước mới, phát hiện, đánh bại các âm mưu hành động “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh.
Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ phòng chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, vùng biển là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Nhiệm vụ xây dựng nền quốcphòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.”
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1996 - 2000 gồm 15 đồng chí. Đại hội bầu 12 đồng chí, Tỉnh uỷ Quảng Ninh chỉ định tham gia Đảng uỷ 3 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Bình Giang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh (Cuối năm 1996, đồng chí Hồ Đức Việt thay đồng chí Nguyễn Bình Giang giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ và Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh. Tháng 8 năm 1998, đồng chí Trần Ngọc Thụ thay đồng chí Hồ Đức Việt giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ và làm Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh). Đồng chí Phạm Ngọc Cương - Đại tá, Phó chỉ huy trưởng về chính trị được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ quân sự tỉnh (Năm 1998, đồng chí Đại tá Nguyễn Công Tranh thay đồng chí Đại tá Phạm Ngọc Cương giữ chức Phó chỉ huy trưởng về chính trị và được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ quân sự tỉnh).
d) Tháng 10 năm 2000, Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ IV nhiệm kỳ 2001 - 2005 được tổ chức. Đại hội kiểm điểm đánh giá kết quả lãnh đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong 5 năm (1996 - 2000), đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2001 - 2005 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiệm kỳ 2001 - 2005 gồm 13 đồng chí, trong đó có 3 đồng chí do cấp trên chỉ định. Đồng chí Hà Văn Hiền - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ được Tỉnh uỷ cử giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh, đồng chí Nguyễn Công Tranh - Đại tá Phó chỉ huy về chính trị được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ quân sự tỉnh.
Về phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2001- 2005, nghị quyết Đại hội xác định:" Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tập trung xây dựng Đảng bộ vững mạnh về mọi mặt, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, tự lực, tự cường, phát huy tiềm lực của địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, kết hợp quốc phòng với an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương lên một bước mới, tích cực chủ động đánh bại mọi âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị cả trên biên giới, biển đảo và nội địa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương"….
e) Tháng 10 năm 2005, Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 2005 - 2010 được tổ chức. Đại hội kiểm điểm việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2001- 2005, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2005 - 2010 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiệm kỳ V gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ được quyết định giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh (Năm 2008, đồng chí Nguyễn Duy Hưng thay đồng chí Nguyễn Văn Quynh giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ và Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh); đồng chí Trần Quang Dự - Đại tá, Phó chỉ huy về chính trị (sau là Chính uỷ) được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Quân sự tỉnh. Cuối năm 2007, đồng chí Nguyễn Việt Dĩnh thay đồng chí Trần Quang Dự giữ chức Chính uỷ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ quân sự tỉnh.
Về phương hướng nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2005 -2010, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Ninh lần thứ V xác định: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Coi trọng nâng cao chất lượng chính trị, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng cơ động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, về mọi mặt của cấp uỷ đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và xây dựng lực lợng vũ trang địa phương... Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng và chỉnh đốn Đảng" tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa và đẩy lùi mọi nguy cơ, làm thất bại mọi thủ đoạn chống phá của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội địa phương"….
f) Tháng 10 năm 2010, Đảng bộ QS tỉnh tổ chức Đại hội khóa VI nhiệm kỳ 2010 – 2015 và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội V nhiệm kỳ 2005-2010
Đại hội kiểm điểm việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2005- 2010, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiệm kỳ VI gồm 15 đồng chí (sau đó tăng thêm 01 là 16 đồng chí). Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ được quyết định giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh đồng chí Nguyễn Việt Dĩnh - Đại tá, Chính uỷ được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Quân sự tỉnh đồng chí Trần Thành được bầu Phó Bí thư Đảng uỷ quân sự tỉnh (năm 2013 đồng chí Vũ Hải Sản thay đồng chí Trần Thành)
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ QS,QPĐP, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận QPTD, gắn với thế trận ANND, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng LLVT địa phương vững mạnh toàn diện; coi trọng xây dựng về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng các tổ chức vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa và đẩy lùi mọi nguy cơ, làm thất bại mọi âm mưu chiến lược " Diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, không để xảy ra tự diễn biến, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững ANCT- TTATXH tạo môi trường thuận lợi để phát triển KTXH địa phương …
g) Tháng 6 năm 2015, Đảng bộ QS tỉnh tổ chức Đại hội khóa VII nhiệm kỳ 2015 – 2020 và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VI nhiệm kỳ 2010 - 2015
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ QP, QSĐP; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh ở một tỉnh biên giới, biển đảo, xây dựng KVPT các cấp ngày càng vững chắc, xây dựng LLVT địa phương vững mạnh toàn diện. Mở rộng ngoại giao quốc phòng, ngoại giao nhân dân; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đẩy lùi mọi nguy cơ, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; không để xảy ra “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững ANCT- TTATXH tạo môi trường thuận lợi phát triển KT - XH của địa phương. Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên; tiếp tục thực hiện hiệu quả NQTW4 (khóa XI), Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 317 của Quân ủy Trung ương góp phần xây dựng Đảng bộ TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD…
Câu hỏi 9: Bạn hãy cho biết 10 chữ vàng về truyền thống vẻ vang của LLVT tỉnh Quảng Ninh qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành? Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng LLVT tỉnh? Những thành tích nổi bật giai đoạn 2012-2017?
* 10 chữ vàng về truyền thống vẻ vang của LLVT tỉnh Quảng Ninh qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành: “Đoàn kết, sáng tạo, bất khuất, kiên trung, chiến thắng”
Với những chiến công và những thành tích xuất sắc, LLVT tỉnh Quảng Ninh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 3, tỉnh Quảng Ninh và các cấp, các ngành khen thưởng và tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- 79 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (trong đó LLVT tỉnh 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân năm 2015).
- 20 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”; tổng số Mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 428 Mẹ, từ 11/2012 đến nay, có 303 Mẹ VNAH được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu, hiện nay còn 08 Mẹ VNAH còn sống.
- 02 Huân chương Quân công hạng Nhì và hạng Ba; 02 Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba; 03 Huân chương Chiến công (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba) 02 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, 03 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; Cờ thi đua chính phủ 3 năm liên tiếp (2012,2013,2014); Huân Chương Bảo vệ tổ quốc hạng nhì, hạng 3 (2009, 2010); Huân chương huân công hạng nhì (2012); nhiều năm được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều cờ thi đua và bằng khen khối đơn vị dẫn đầu thi đua của LLVT toàn quân.
* Những thành tích nổi bật giai đoạn 2012-2017:
1. Bộ CHQS tỉnh đã hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
- Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, phối hợp đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo, chống xâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới, đánh bắt thủy, hải sản, khai thác lâm, thổ sản trái phép; Phối hợp hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền (118,828km); phối hợp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (tháng 4/2014, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và chỉ đạo Ban CHQS huyện Hải Hà tổ chức cho LLVT huyện phối hợp bao vây, truy bắt 16 đối tượng người Trung Quốc vượt biên trái phép vào cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cùng các ngành phối hợp tham mưu cho tỉnh xử lý đúng quy định của pháp luật và quan hệ bang giao giữa hai nước); đặc biệt đã phối hợp bảo đảm an toàn cho 105 đoàn quân sự nước ngoài đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập (01 cuộc diễn tập phối hợp với các đơn vị của Bộ và Quân khu 3; 01 cuộc diễn tập KVPT cấp tỉnh; 01 cuộc diễn tập PCTT-TKCN cấp tỉnh; 27 cuộc diễn tập KVPT cấp huyện; 617 cuộc diễn tập chiến đấu trị an…).
- Bộ CHQS tỉnh còn là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tiêu biểu như: phòng chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển, xử lý, ứng cứu các sự cố thiên tai… được cấp ủy, chính quyền địa phương, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Quốc phòng… ghi nhận, đánh giá cao. Tiêu biểu, như trong đợt mưa, lũ kéo dài tháng 7, 8 năm 2015 đã huy động 8.892 lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng thường trực, 8.340 lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng DQTV, 111 lượt ô tô các loại, 70 lượt máy xúc, 55 lượt máy gạt, 10 lượt tàu, 35 lượt xuồng tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả… Năm 2016 đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm TKCN kết hợp tăng gia sản xuất tập trung tại Uông Bí và Quảng Yên với số tiền trên 20 tỷ đồng.
2. Đã hoàn thành xuất sắc chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QS, QPĐP, xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, tạo tiền đề để địa phương xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội.
- Tham mưu quán triệt và triển khai thực hiện sáng tạo, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng khu vực phòng thủ.Tổ chức rà, phá mìn, vật cản trên tuyến biên giới (trên 3.200ha đất sạch đưa vào sử dụng); tham mưu thực hiện quy hoạch tổng thể xây dựng thế trận khu vực phòng thủ tỉnh, huyện theo chỉ tiêu, nghị quyết. Đầu tư xây dựng căn cứ chiến đấu của tỉnh với số tiền trên 124 tỷ đồng; xúc tiến xây dựng khu căn cứ Hậu cần - Kỹ thuật của tỉnh theo kế hoạch; xây dựng công trình công binh với số tiền 67 tỷ đồng; tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy phép sử dụng đất quốc phòng diện tích 150 ha… là tỉnh đầu tiên triển khai trước khi có Nghị định 152 của Chính phủ về khu vực phòng thủ. Là điểm sáng trong công tác giáo dục quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức QP-AN: mở 243 lớp cho 14.752 lượt người, trong đó 75 lớp cho 8.828 người là đối tượng đặc thù; phối hợp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng 2, quân số 611 đồng chí.
- Tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương và các phong trào do các cấp, các ngành phát động.Trong 5 năm (2012 -2016), Bộ CHQS tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã phối hợp huy động 153.490 ngày công lao động với trị giá trên 4,2 tỷ đồng; ủng hộ 340,73 triệu đồng; hỗ trợ trên 72,5 tỷ đồng xây dựng mới 795 ngôi nhà, sửa chữa 904 ngôi nhà; giúp nhân dân làm trên 38,7km đường bê tông, trên 99,9km đường cấp phối, trên 61,7km kênh mương nội đồng…
- Năm 2015 và 2016 đã phối hợp tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng các điểm dân cư tập trung, bố trí việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới; bảo vệ và phát triển rừng vành đai đến năm 2020”, được Bộ Quốc phòng phê duyệt và đánh giá cao, do có thời gian hoàn thành sớm nhất, đạt chất lượng cao so với các địa phương trên toàn quốc.
3. Bộ CHQS tỉnh được chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, luôn luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước của địa phương, phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT Quân khu 3 và toàn quân.
- Triển khai nghiên cứu nhiều đề tài, dự án quan trọng: Đề án “Đảm bảo quốc phòng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ”; Đề án “Tuyển chọn công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương để quy hoạch, đào tạo và bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”, Đề án “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển”…
- Là một trong những đơn vị đầu tiên trong toàn quân triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác: Như ứng dụng mạng công nghệ thông tin diện rộng nắm tình hình tác chiến, trị an; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác huấn luyện, diễn tập; ứng dụng các phần mềm xử lý ảnh; sử dụng các phần mềm biên tập phim, phần mềm mô phỏng không gian 3 chiều; phần mềm ứng dụng, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu tác chiến để xử lý, bảo mật dữ liệu. Là mô hình đầu tiên trong toàn quân được triển khai có hiệu quả.
- 100% cơ quan, đơn vị Bộ CHQS tỉnh được trang bị xe ô-tô máy lạnh thế hệ 2; tham mưu mua sắm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, với số tiền trên 20,5 tỷ đồng.
- Có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyển quân, như: hỗ trợ tiền trợ cấp học nghề; mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; tặng giấy khen cho thanh niên có đơn tình nguyện nhập ngũ; tặng sổ tiết kiệm; phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề cam kết đào tạo nghề, bố trí việc làm sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (1568 đồng chí).
- Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Quân khu 3 được Bộ Quốc phòng lựa chọn xây dựng mô hình điểm về dân quân tự vệ theo Quyết định số 1902/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án xây dựng về tổ chức, huấn luyện, hoạt động và những biện pháp quản lý lực lượng dân quân tự vệ” ở cả 4 loại hình, là: Tiểu đội dân quân thường trực biên giới; Trung đội dân quân biển; Trung đội tự vệ thuộc doanh nghiệp tư nhân và Ban CHQS trong doanh nghiệp Nhà nước
- Làm tốt công tác huấn luyện, tham gia hội thi, hội thao do cấp trên tổ chức đều đạt thứ hạng cao, nhiều lần đoạt các giải nhất và xuất sắc.
- Mở 6 khoá đào tạo chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, phường, thị trấn (277 đ/c); 4 lớp hoàn thiện trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở (313 đ/c), 10 khóa sỹ quan dự bị (600 đ/c), bằng ngân sách địa phương; tham mưu mở lớp đào tạo cán bộ Thôn, Khu đội trưởng bằng nguồn kinh phí địa phương, quân số 80 đồng chí. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc mở lớp đào tạo đối tượng này.
- Đảng bộ Quân sự tỉnh luôn đạt trong sạch vững mạnh, được Quân ủy Trung ương tuyên dương là đơn vị tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 03 (nay là Chỉ thị 05) của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
* Thành tích tiêu biểu đạt được:
- Huân chương Quân công hạng nhì (2012)
- Chính phủ tặng cờ thi đua (năm 2012, 2013, 2014, 2016);
- Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng năm 2015;
- Phong tặng Danh hiệu AHLLVT Nhân dân (2015)
- Cờ của UBND tỉnh Quảng Ninh (2012);
- Nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu và của tỉnh…..
Câu hỏi 10: Bạn hãy kể một câu chuyện về gương tập thể hoặc cá nhân tiêu biểu lập chiến công trong kháng chiến hoặc có thành tích xuất sắc góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2007-2017?
- Người dự thi tự trả lời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CUỘC THI TÌM HIỂU
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (Tập I, II, II, IV).
- Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh, xuất bản tháng 7/2007.
- Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Xuất bản 6/2007.
- Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Ninh, xuất bản tháng 6/2010.
- Lịch sử Huyện Đông Triều, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều, xuất bản năm 1995.
- Lịch sử LLVT nhân dân huyện Đông Triều, Đảng uỷ - Ban CHQS huyện Đông Triều, xuất bản năm 2004.
- Tìm hiểu chiến khu Trần Hưng Đạo, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Quảng Ninh, xuất bản năm 1988.
- Chiến khu Trần Hưng Đạo, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội – 1993.
- Quảng Ninh – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Nhà xuất bản QĐND – 1996.
- Quảng Ninh – Những đơn vị và cá nhân “Anh hùng LLVT nhân dân”. Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh xuất bản 2002.
- Quảng Ninh - Một số trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), Bộ CHQS tỉnh xuất bản năm 2001.
- “Những Bà mẹ Việt Nam anh hùng – tỉnh Quảng Ninh” – Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh xuất bản 2002.
... và một số tài liệu có liên quan khác người viết có thể tham khảo tại Ban Khoa học Quân sự/Bộ CHQS tỉnh, Phòng lịch sử/Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Thư viện, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh....
Theo Cổng TTĐT Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh
Tin tức khác
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - 14/01/2025
- Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2025 theo hướng dẫn mới
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
- Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025
- Đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- QUY ĐỊNH MỚI: Từ 1/7/2025, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
- Học tập tấm gương mẫu mực, sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
- (Quyết định số 03/2025/QĐ-UBND) Quy định mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Một số chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 01/2025
- TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Hiểm họa từ pháo nổ tự chế