Thành phố Uông Bí thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2022-2030

Triển khai Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh “về thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2030”, ngày 25/3/2022, UBND Thành phố Uông Bí đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn giai đoạn 2022 – 2030.

Nhằm kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu giữ vững toàn thành phố Uông Bí không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030, TP đã xây dựng mục tiêu cụ thể: (1) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật: Quản lý được 80% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025; trên 90% giai đoạn 2025-2030; Tiêm vắc xin Dại cho 80% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025; trên 90% giai đoạn 2025-2030; Tiếp tục duy trì và giữ vững an toàn, không có ca tử vong do bệnh Dại trên địa bàn Thành phố. (2) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở người: Hàng năm thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học; Trên địa bàn Thành phố có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người; 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia; 100% số người bị phơi nhiễm với bệnh Dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; Từ năm 2025 đến năm 2030 phấn đấu không có ca tử vong do bệnh Dại.

TP Uông Bí đặt mục tiêu tiêm vắc xin Dại cho 80% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025; trên 90% giai đoạn 2025-2030.

Để đạt được mục tiêu khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại vào năm 2030, TP đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: (1) Quản lý đàn chó, mèo: Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với UBND xã, phường; cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó, mèo thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định. UBND các xã, phường tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi tại địa bàn báo cáo về Uỷ ban nhân dân thành phố (qua Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố) bằng văn bản hoặc trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. (2) Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo: hằng năm, ưu tiên tiêm vào trước thời điểm nắng nóng, trước mùa hè. Tổ chức tiêm vắc xin Dại cho trên 80% đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi, bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm trong giai đoạn 2022 - 2025; tiêm vắc xin Dại cho trên 90% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm trong giai đoạn 2026 - 2030; thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh. (3). Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người: Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào hoặc phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.(4). Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại: xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thú y và cơ quan y tế, bảo đảm kịp thời chia sẻ thông tin bệnh Dại và triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các biện pháp phòng, chống bệnh Dại. (5). Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại: tăng cường tuyên truyền về đặc điểm, tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.(6). Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại: Cơ quan thú y có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện tiêu hủy ngay động vật mắc bệnh; tiến hành điều tra ổ dịch và lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh Dại; thực hiện tiêm vắc xin Dại để phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh Dại; theo dõi nuôi cách ly động vật nghi mắc Dại cắn người theo quy định; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định; tham mưu Ủy ban nhân dân, các ban ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai phòng, chống bệnh Dại theo quy định; báo cáo dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh Dại; thông báo cho cơ quan y tế để giám sát, phòng chống bệnh Dại. Thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định hiện hành; thông báo, chia sẻ kịp thời thông tin người bị chó, mèo cắn phải đi điều trị dự phòng tại cơ sở y tế cho cơ quan thú y địa phương để giám sát, phòng chống bệnh Dại trên động vật.(7). Giám sát bệnh Dại trên động vật: thực hiện đúng các quy định về bảo quản và vận chuyển vắc xin, theo dõi sau tiêm, đảm bảo an toàn trong và sau khi tiêm vắc xin Dại; kỹ thuật thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu động vật nghi mắc bệnh Dại, bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu và chất lượng của mẫu; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại trên động vật, phân tích tình hình dịch tễ, xác định vùng có nguy cơ lây truyền bệnh Dại để tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; phối hợp liên ngành y tế trong việc giám sát, lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh Dại; kỹ năng truyền thông nguy cơ, truyền thông cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh Dại; kỹ năng, phương pháp xây dựng, triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại. (8).Kiểm soát vận chuyển chó, mèo: Tổ chức theo dõi, giám sát, ngăn chặn, xử lý tiêu hủy chó, mèo sản phẩm chó, mèo nhập khẩu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó, mèo bất hợp pháp qua biên giới theo quy định; tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo trong nước theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; tổ chức lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Dại đối với chó, mèo được vận chuyển.

Kim Thủy

 

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 25897 Tổng lượt truy cập 91845461