Tiền lương tăng thêm có phải tính đóng BHXH?

Tiền lương làm thêm giờ cũng được xếp vào tiền lương, nên thuộc đối tượng thu nhập đóng BHXH.

Theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, từ 1/1/2018, có 03 loại thu nhập đóng BHXH đó là: 1. Lương; 2. Phụ cấp Lương; 3. Các khoản bổ sung khác.

Tiền lương làm thêm giờ cũng được xếp vào tiền lương, nên thuộc đối tượng thu nhập đóng BHXH.

Riêng đối với các khoản chế độ và phúc lợi khác như: tiền ăn giữa ca, tiền xăng, tiền điện thoại, thì không tính đóng bảo hiểm xã hội.

Sẽ thay đổi cách tính BHXH từ 1/1/2018 (ảnh congannghean).

Theo Thông tư 47, các khoản phải tính đóng BHXH bao gồm:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động./.

Theo VOV

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 18042 Tổng lượt truy cập 94847346