TP Uông Bí tham gia hội nghị trực tuyến tổng kết giai đoạn I Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh

Chiều ngày 16-8, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến tổng kết giai đoạn I Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử giai đoạn 2012-2016 và định hướng triển khai Đề án giai đoạn 2017-2020. Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham gia hội nghị tại điểm cầu TP Uông Bí có đồng chí Nguyễn Anh Tú, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố và lãnh đạo các phòng, ban, ngành.

Quang cảnh hội nghị.

Qua đánh giá, Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn I (2012-2016) đã cơ bản hoàn thành với một số điểm vượt kế hoạch đề ra như: việc thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và 14 địa phương, đưa 90% thủ tục hành chính công cấp tỉnh vào giải quyết tại Trung tâm hành chính công tỉnh; 100% các TTHC từ cấp tỉnh đến cấp xã được cung cấp ở dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, trên 80% thủ tục sẵn sàng được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

Tại hội nghị, Ban Quản lý điều hành dự án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh đã báo cáo về việc triển khai hệ thống Chính quyền điên tử trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Thông qua mô hình chính quyền điện tử, việc rà soát, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã kiểm soát chặt chẽ quá trình giải quyết TTHC, đảm bảo tính nhanh gọn, công khai, minh bạch. Từ tháng 1-2015 đến tháng 6-2016 toàn tỉnh đã giải quyết trên 460.000 hồ sơ thủ tục hành chính ở các lĩnh vực, trong đó chính quyền điện tử đã góp phần tiết kiệm chi phí xã hội tối thiểu trên 55 tỷ đồng. Việc thực hiện đề án cũng góp phần nâng cao chỉ số PAPI, chỉ số PCI và chỉ số ICT Index.

Đối với TP Uông Bí, cùng với các địa phương khác trong toàn tỉnh đơn vị đã tích cực xây dựng chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công thành phố. Từ ngày 2-8-2013 đến 14-8-2016 Trung tâm hành chính công thành phố đã tiếp nhận 71.340 hồ sơ, trong đó giải quyết được 70.939 hồ sơ, 401 hồ sơ đang trong thời hạn giải quyết. Chỉ tính riêng từ 1-1-2016 đến ngày 14-8-2016 trung tâm tiếp tục giải quyết 447 hồ sơ, tiếp nhận mới 26.170 hồ sơ thuộc các lĩnh vực. Khảo sát mức độ hài long của người dân đến thực hiện giao dịch tại Trung tâm cho thấy: 94% người dân đánh giá thủ tục hành chính nhanh gọn, trên 97% đánh giá phong cách phục vụ tốt. Cùng với đó, Uông Bí đã và đang tăng cường ứng dụng CNTT trong thực hiện và trao đổi công việc chuyên môn giữa các phòng ban và 11/11 xã phường. Năm 2015 đơn vị được đánh giá là địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI cao nhất trong toàn tỉnh.

Cũng tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, 14 huyện, thị xã, thành phố đã tham gia ý kiến về việc hạn chế nguồn nhân lực CNTT, chưa đồng bộ cán bộ phụ trách, tính bảo mật dữ liệu thông tin, điều chỉnh phần mềm quản lý văn bản trong xây dựng chính quyền điện tử và Trung tâm HCC.

Dựa trên báo cáo và các ý kiến tham gia tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long khẳng định: Việc triển khai Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn I đã tăng hiệu quả tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính; giúp tiết kiệm chi phí xử lý hành chính; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trình độ CNTT của cán bộ công chức và người dân. Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị Ban Quản lý điều hành dự án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống, trong đó chú trọng tính kết nối dữ liệu từ tỉnh đến cơ sở và tỉnh với Trung ương thống nhất, đồng bộ; bên cạnh đó cần hoàn thiện hạ tầng CNTT, đánh giá lại kiến trúc hạ tầng Chính quyền điện tử của tỉnh so với tiêu chuẩn chung. Các địa phương, đơn vị cần thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, tiến tới mức độ 4. Theo đó, cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ  CNTT cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện, chú trọng đến thái độ phục vụ, thời hạn và hiệu quả của việc giải quyết các TTHC cho người dân, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hiệu quả.

 

 

Hồng Hoàn 

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 26185 Tổng lượt truy cập 91409448