Sử dụng thẻ CCCD gắn chip là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Luật cư trú năm 2020 (Luật số 68/2020/QH14) được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện một số thông tin bình luận trái chiều đối với việc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú làm người dân hoang mang, lo lắng khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hai loại giấy tờ này.

Điều 38, Luật cư trú năm 2020 quy định: “Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú”. Cũng theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì sổ hộ khẩu và sổ tạm trú chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022.

Để việc triển khai thực hiện Luật cư trú được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, UBND thành phố đã có văn bản yêu cầu các phòng, ban, đơn vị thành phố, UBND các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp sử dụng các giấy tờ, thiết bị, ứng dụng thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình số hộ khẩu, Sổ tạm trú) khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Sử dụng thẻ CCCD gắn chip là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Thẻ CCCD gắn chip hay thẻ Căn cước điện tử là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp nhiều trường thông tin, liên thông với các thông tin dữ liệu của các cơ quan, ban, ngành khác (thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đăng ký xe, giấy phép lái xe,...); có tính bảo mật cao. Do đó người dân đi làm thủ tục chỉ cần dùng thẻ Căn cước điện tử để có thể tiếp cận thực hiện nhiều dịch vụ mà không cần đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khác nhau; thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tại khoản 1, Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật CCCD năm 2014 quy định CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân; khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.

Các thông tin có trên mặt thẻ CCCD gồm: Ảnh; (2) số thẻ CCCD (số định danh cá nhân); (3) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (4) Ngày, tháng, năm sinh; (5) Giới tính;(6) Quốc tịch; (7)Quê quán;(8) Nơi thường trú; (9) Ngày, tháng, năm hết hạn; (I0) Đặc điểm nhận dạng; (ll) Vân tay (hai ngón trỏ); (12) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; (Ị3) Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

Sử dụng thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ CCCD gắn chip

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QR Code (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành)tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QR Code trên thẻ CCCD.

Các thông tin khai thác gồm:(l) số CCCD;(2) số CMND 9 số;(3)Họ và tên;(4) Ngày, tháng, năm sinh;(5) Giới tính;(6) Nơi thường trú;(7) Ngày cấp CCCD.

Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự,... Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an thành phố đã được trang cấp và đang sử dụng. Các đơn vị có nhu cầu liên hệ với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội- Bộ Công an để được tư vấn và cung cấp thiết bị.

Các thông tin đọc được trong chip trên thẻ CCCD gồm: (1)Họ, chữ đệm và tên khai sinh;(2) Ngày, tháng, năm sinh;(3)Giới tính;(4) Quê quán;(5) Dân tộc;(6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) số CMND 9 số (nếu đã được cấp); (1l) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn thẻ CCCD;(I3) Đặc điểm nhận dạng;(14)Ảnh chân dung;(15) Trích chọn vân tay;(16) số thẻ CCCD (số định danh cá nhân).

Người dân có thể tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách

Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: http://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập tài khoản/mật khẩu truy cập sử dụng (sử dụng tài khoản Công Dịch vụ công quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.

Bưóc 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.

Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình gồm:(1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;(2) Ngày, tháng, năm sinh;(3) Giới tính;(4) Nơi đăng ký khai sinh;(5) Quê quán;(6) Nơi thường trú;(7) số định danh cá nhân;(8) số CMND.

Sử dụng ứng dụng VNEID để giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg, ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ), công dân đăng ký, cài đặt và sử dụng ứng dụng theo các bước sau:

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNEID; kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNEID.

Bước 2: Sau khi kích hoạt tài khoản, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:

1.Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNEID trên thiết bị di động. Các thông tin hiển thị trên VNEID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự gồm: (1) số CCCD; (2) Họ và tên; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quốc tịch; (6) Quê quán; (7) Nơi thường trú;(8) Ngày hết hạn thẻ CCCD;(9) Đặc điểm nhận dạng;(Ị0) Ngày cấp;(11) số điện thoại.

2.Các doanh nghiệp, tổ chức có thể đăng ký kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện tử tài khoản định danh điện tử của người dân.

Sử dụng Giấy xác nhận thông tin về Cư trú (Mẫu CT07)

Công dân trực tiếp đến Công an các xã, phường trong cả nước đề nghị cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an. Công an các xã, phường sẽ cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (theo yêu cầu của công dân). Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp (đối với người không có nơi thường trú và tạm trú thì Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp).

Giấy xác nhận thông tin về cư trú có đầy đủ thông tin cá nhân, nơi cư trú, chủ hộ, mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình, cụ thể: (1) số định danh cá nhân;(2) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;(3) Ngày, tháng, năm sinh;(4) Giới tính; Quê quán;(6) Dân tộc;(7) Tôn giáo;(8) Quốc tịch;(9) Nơi thường trú;(10) Nơi tạm trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Họ tên chủ hộ; (13)số định danh chủ hộ; (14) Quan hệ với chủ hộ; (15) Thông tin của các thành viên khác trong hộ (Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân của các thành viên trong hộ gia đình; Quan hệ với chủ hộ).

Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Hiện nay, Công an các xã, phường đã thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho công dân chưa được cấp CCCD trên toàn Thành phố để công dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.

Các thông tin trên giấy thông báo số định danh cá nhân gồm:(1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;(2) Ngày, tháng, năm sinh;(3)Giới tính;(4) Nơi đăng ký khai sinh;(5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7)Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Tình trạng hôn nhân; (l0) Nơi thường trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Quan hệ với chủ hộ; (13)Nhóm máu; (14) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ;(15) số định danh các nhân.

UBND thành phố đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng di động trên địa bàn phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn công dân đăng ký sim điện thoại đang sử dụng chính chủ bằng số Căn cước công dân/Định danh cá nhân để đạt hiệu quả 100% chuyển đổi số (để thực hiện chuyển đổi số toàn diện, công dân phải có số điện thoại đăng ký chính chủ bằng số Căn cước công dân/ Định danh cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay còn gặp nhiều vướng mắc, một số công dân trên địa bàn thành phố vẫn sử dụng thông tin Chứng minh nhân dân 9 số để đăng ký chính chủ, hoặc công dân chưa đăng ký sim chính chủ, gây khó khăn trong việc thực hiện dịch vụ công).

UBND thành phố cũng chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND xã, phường có giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó: đối với các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP đã hoàn thành tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia đảm bảo tối thiểu 50% hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến trên cổng dịch vụ công.

UBND các xã, phường chỉ đạo Tổ công nghệ số tăng cường công tác tuyên truyền, trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện công tác dịch vụ công trực tuyến, tham gia công tác môi trường mạng, kích hoạt tài khoản, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử VNEID trên thiết bị di động. Các thông tin hiển thị trên VNEID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự gồm: số CCCD; (2) Họ và tên; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quốc tịch;(6) Quê quán;(7) Nơi thường trú;(8) Ngày hết hạn thẻ CCCD; (9)  Đặc điểm nhận dạng;(10) Ngày cấp;(1l) số điện thoại.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 80034 Tổng lượt truy cập 89261646