Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ Mùa 2022

Hiện nay, lúa mùa sớm đang giai đoạn chín sữa - chín sáp, cây lúa mùa trung đang giai đoạn đứng cái - làm đòng – thấp tho trỗ, cây lúa mùa muộn đang giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Điều kiện thời tiết trong thời gian vừa qua nắng nóng, thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh, phát triển mạnh, gây hại trên các trà lúa mùa, cụ thể như sau:

1. Diễn biến sâu, bệnh hại

- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đang vũ hóa với mật độ phổ biến: 5 con/m2, cao: 10 con/m2, cục bộ 30 con/m2, mật độ trứng phổ biến: 20 quả/m2, cao: 40 quả/m2, cục bộ: 70 quả/m2. Dự kiến, sâu non lứa 6 nở rộ và gây hại từ 10/9/2022 trở đi, nếu không tổ chức phòng trừ tốt sẽ gây trắng lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các trà lúa mùa, đặc biệt là trên những trà lúa đang giai đoạn đứng cái - làm đòng.

- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Hiện nay rầy lứa 7 đang gây hại với mật độ PB: 300-500 con/m2; cao: 1000 -1500 con/m2; cục bộ: >3000 con/m2 (T1 – T2) tại Thượng Yên Công, Phương Đông, Trưng Vương, Yên Thanh,… Trên những diện tích lúa giai đoạn đòng già - chín sáp, nếu không chỉ đạo phòng trừ kịp thời sẽ gây cháy rầy cục bộ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

- Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn tỷ lệ hại phổ biến: 5%; cao: 10%; (cấp 3 – 5); cục bộ trên 30% (cấp 7) tại một số điểm bón phân không cân đối, nhiều đạm bệnh nặng gây hiện tượng thối gốc, thối thân và thối lá.

2. Biện pháp phòng trừ:

-  Biện pháp phòng trừ đối với sâu cuốn lá nhỏ: Khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc sau để phun trừ: Virtako 40WG, Regent 800WG, Acmo 180SL, Sacophos 550EC, Peran 95SP, Actamec 40EC,…

Thời gian phun phòng trừ từ ngày: 10/9/2022 - 18/9/2022.

-  Biện pháp phòng trừ đối với rầy nâu - rầy lưng trắng: Đối với những diện tích lúa giai đoạn đứng cái-làm đòng phun phòng trừ bằng những loại thuốc như: Actara 25WG, Goldra 250WG, Sạch Ray 200WP... Có thể phun kết hợp một loại thuốc trên với thuốc Bassa 50EC để tăng hiệu quả phòng trừ.

Đối với những diện tích lúa giai đoạn sau trỗ - chín dùng thuốc phòng trừ rầy như Bassa 50EC, Anvado 100 WP, Goldra 250WG,... Khi phun thuốc phải rẽ lúa thành luống nhỏ từ 80-120 cm, đưa vòi phun xuống sát gốc lúa.

- Những nơi có mật độ rầy cao >3.000 con/m2 cần tiến hành phun kép 2 lần (lần 1 cách lần 2 từ 3 - 4 ngày).

- Biện pháp phòng trừ đối với bệnh khô vằn: Ngừng bón đạm và không phun thuốc kích thích trên các ruộng lúa bị bệnh. Những ruộng lúa có tỷ lệ bệnh hại từ 10% trở lên tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc như: Tilt super 300 EC, Tepro Super 300 EC,  Anvil 5SC...

 Chú ý: Khi sử dụng thuốc đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”. Nếu gặp trời mưa phải tiến hành phun lại. Ruộng lúa bị sâu, bệnh hại nặng tiến hành phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 từ 3- 4 ngày. Ruộng lúa bị sâu, bệnh hại nặng tiến hành phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 từ 3- 4 ngày. Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Ngoài ra cần quan tâm theo dõi các sâu, bệnh như: sâu đục thân 2 chấm, bệnh bạc lá, chuột hại,... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Kim Thuỷ

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 328 Tổng lượt truy cập 90965024